Ung thư phổi là gì? Bệnh biểu hiện ra sao? Hay ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không? Đó là những câu hỏi của rất nhiều người mong muốn tìm được lời giải đáp. Bởi tỷ lệ mắc ung thư phổi và tử vong do bệnh đang ngày càng tăng cao. Để có câu trả lời chính xác cho những vấn đề trên mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây!

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là bệnh lý xuất phát từ sự phân chia không kiểm soát của tế bào mô phổi, từ đó hình thành nên khối u ác tính. Những tế bào ác tính theo đường máu hoặc hệ thống bạch huyết lan đến những cơ quan khác của cơ thể và hình thành khối u ở đó, tình trạng này được gọi là di căn. 

Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm

Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm

Có 2 loại ung thư phổi chính là: 

- Ung thư phổi tế bào nhỏ hay còn gọi là ung thư tế bào yến mạch. Khoảng 10% đến 15% ca mắc ung thư phổi thuộc loại này.  Bệnh chia làm 2 loại là ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp.

- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% đến 85% tổng số ca mắc bệnh. Ba loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chính là ung thư phổi tế bào tuyến, ung thư phổi biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn. 

>>> Xem thêm: Ung thư phổi và các giai đoạn tiến triển của bệnh. Xem ngay!

Biểu hiện của bệnh ung thư phổi

Bệnh ung thư phổi có thể biểu hiện ra nhiều triệu chứng mà phải rất tinh ý bạn mới phát hiện ra. Cụ thể như: 

- Ho dai dẳng: Hầu hết người mắc ung thư phổi đều bị ho, thường kèm với máu hoặc ho khan kéo dài dai dẳng hơn một tháng.

Ho dai dẳng là một trong những triệu chứng của ung thư phổi  - Thường xuyên bị viêm phổi, viêm phế quản: Bệnh ung thư phổi phát triển có thể gây nhiễm khuẩn hoặc làm suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn dễ mắc một số bệnh đư

Ho dai dẳng là một trong những triệu chứng của ung thư phổi

nut-tu-van

- Thường xuyên bị viêm phổi, viêm phế quản: Bệnh ung thư phổi phát triển có thể gây nhiễm khuẩn hoặc làm suy giảm hệ miễn dịch khiến bạn dễ mắc một số bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.

- Đau lồng ngực: Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh ung thư phổi, đặc biệt cơn đau thường trở nên dữ dội hơn khi hít thở sâu, khi ho hoặc khi cười.

- Đau xương: Nếu ung thư phổi di căn đến bộ phận khác của cơ thể, bạn có thể có cảm giác đau nhức xương khớp. Các vị trí đau thường gặp là vùng lưng và vùng hông.

- Sưng mặt và cổ: Nếu khối u ác tính phát triển đè lên tĩnh mạch chủ trên (tĩnh mạch chủ lưu thông máu từ đầu và cánh tay về tim), bạn có thể bị sưng ở mặt và cổ.

- Cơ thể mệt mỏi quá mức: Cảm giác này không giống như mệt mỏi bình thường. Đó là cảm giác rã rời đến mức bạn chỉ muốn nằm trên giường mà không muốn làm gì cả.

- Suy yếu các cơ: Ung thư phổi có khả năng ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng của người mắc bệnh. Một trong những khu vực bị ảnh hưởng là vùng hông. Bạn thậm chí có thể gặp khó khăn khi đứng dậy, cảm giác mất sức lực ở vùng vai, cánh tay và cẳng chân.

>>> Mời bạn cùng xem thêm chuyên gia phân tích về các triệu chứng của ung thư phổi trong nội dung video dưới đây:


>>> Xem thêm: “Vạch mặt” 6 nguyên nhân gây ra u phổi ác tính. Đọc ngay!

Bệnh ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không?

Các chuyên gia nhận định rằng, ung thư phổi là bệnh lý gây tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi đó là: Hút thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc, tiếp xúc thường xuyên với amiăng, radon, ô nhiễm môi trường, di truyền,…

Vậy câu hỏi đặt ra là bệnh ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không? Nhiều người lo lắng bệnh ung thư phổi có thể lây qua đường ăn uống và đường hô hấp nên thường phòng ngừa bằng cách không ăn chung, uống chung, ngủ chung, hay ở gần với người bị ung thư phổi, đặc biệt là tránh xa khi thấy người bị ung thư phổi liên tục ho, ho dữ dội,... Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này, các chuyên gia cho biết, ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng là bệnh do tế bào đột biến, không phải do virus, vi khuẩn gây ra. Do vậy, đây là bệnh lý hoàn toàn KHÔNG có khả năng lây nhiễm qua bất kỳ con đường nào, bao gồm cả đường ăn uống. 

Bệnh ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không?

Bệnh ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không?

Mặt khác, thông thường tế bào ung thư phổi ở người này sẽ khó có thể tồn tại trên một cơ thể khỏe mạnh khác. Bởi hệ thống miễn dịch của người khỏe mạnh sẽ nhận diện những tế bào lạ và tiêu diệt chúng, bao gồm cả tế bào ung thư. 

Như vậy, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ung thư phổi có lây qua đường ăn uống hay không. Tuy nhiên, vì đây là bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền, do vậy nếu trong gia đình bạn có người thân mắc ung thư phổi, ngay từ bây giờ bạn nên có lối sống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, bảo vệ đường hô hấp khỏi khói bụi, ô nhiễm môi trường không khí, không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc. Đồng thời, hãy thường xuyên kiểm tra chất lượng môi trường sống của mình để giảm nguy cơ mắc bệnh nhé! 

>>> Xem thêm: Bệnh ung thư phổi có lây không và lây qua những con đường nào?

Tumolung – Hướng đi mới giúp tăng cường hiệu quả điều trị ung thư phổi 

Ngày nay, việc điều trị ung thư phổi tuy đã có nhiều bước cải tiến mới nhưng vẫn gây ra không ít tác dụng phụ và đau đớn cho người mắc. Do vậy, để đáp ứng được toàn diện mục tiêu điều trị và giảm nhẹ tác dụng phụ của phương pháp tây y, các nhà khoa học đã không ngừng tìm kiếm hướng đi mới, nổi bật trong đó là sử dụng hoạt chất lunasin chiết xuất từ đậu tương. 

Lunasin - hoạt chất có nguồn gốc từ đậu tương, được phát hiện đầu tiên vào năm 1996 tại một trường Đại học ở Mỹ, đã trở thành bước đi mới trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các loại ung thư, bao gồm ung thư phổi. Gần 100 nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng, lunasin có cấu trúc rất đặc hiệu có thể xâm nhập vào nhân tế bào ở dạng còn hoạt tính sau khi uống. Chúng ức chế sự nhân lên và phân chia bất thường của tế bào, do đó có tác dụng hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm nguy cơ di căn và phòng ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, lunasin còn có nhiều tác dụng ưu việt khác như chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen hiệu quả. Bởi vậy, hoạt chất này có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị ung thư phổi. 

Trước những ưu điểm vượt trội của hoạt chất này, sau khi được chuyển giao công nghệ từ Mỹ, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung. Đây là sản phẩm được giới chuyên gia đánh giá cao do có thành phần chính là Lunatumo bao gồm nguyên liệu soy protein chứa lunasin – thuộc dự án DA17/09 của Bộ Y Tế.

Bên cạnh đó, sản phẩm còn có một số thảo dược làm tăng hiệu quả điều trị ung thư phổi như: Cao khổ sâm bắc giúp giảm ho, chống ung thư; chiết xuất thyme - cỏ xạ hương giúp chống viêm, thúc đẩy khả năng sống của tế bào; cao quả khế giúp thanh nhiệt, giải độc; cao hoàng kỳ giúp chữa ho, gây độc với các tế bào khối u; cao bồ công anh chứa lupeol đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả,…

Do đó, sản phẩm Tumolung là công thức toàn diện giúp hỗ trợ những trường hợp mắc ung thư phổi trước, trong và sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được sử dụng với tác dụng phòng ngừa ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như: Người hút thuốc lá nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm, gia đình có tiền sử bị ung thư phổi.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

nut-dat-mua

Chuyên gia tư vấn

Bị ung thư phổi giai đoạn sớm có dùng Tumolung hỗ trợ điều trị được không? Để hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng theo dõi những tư vấn đến từ chuyên gia Phan Văn Dân qua nội dung video dưới đây:


Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến câu hỏi ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không và đặt mua sản phẩm Tumolung chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006302 hoặc hotline (zalo/ viber): 0916751651/ 0916767653.

Nguyễn Hoài

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh