U phổi là bệnh lý hình thành do sự tăng sinh quá mức của tế bào mô phổi, dẫn đến sự phát triển không hài hòa với các bộ phận xung quanh. Để hiểu hơn về cách chữa trị và phòng ngừa tái phát căn bệnh nguy hiểm này mời bạn đọc lời giải đáp của 6 câu hỏi sau đây!

U phổi có những dấu hiệu điển hình nào?

U phổi là bệnh phát triển thầm lặng, rất ít triệu chứng trong giai đoạn sớm. Do vậy, bệnh thường chỉ được phát hiện khi khối u đã lớn gây chèn ép, hoặc di căn xa tạo ra những biểu hiện rõ rệt.

Một số triệu chứng điển hình liên quan đến đường hô hấp do khối u chèn ép như khó thở, tức ngực, ho… sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.

U phổi là bệnh phát triển thầm lặng ít triệu chứng

U phổi là bệnh phát triển thầm lặng ít triệu chứng

U phổi có chữa khỏi được không?

Đây là băn khoăn của rất nhiều người khi mắc bệnh. Việc có thể chữa khỏi hay không và thời gian sống kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau cũng như thể trạng từng người. 

- Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn tiền lâm sàng và cũng ít nguy hiểm nhất của bệnh u phổi. Lúc này, các tế bào khối u chỉ tồn tại bên trong phổi, và có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được áp dụng liệu trình phù hợp.

- Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, tế bào khối u không chỉ xuất hiện bên trong phổi, mà còn xuất hiện ở các khu vực xung quanh. Thời gian sống của người bệnh kéo dài hơn 5 năm sẽ là 50-70%.

- Giai đoạn 2: Khi tế bào u phổi đã lan sang hạch bạch huyết ở các vùng lân cận. Thời gian sống của người bệnh kéo dài hơn 5 năm sẽ là 30%.

- Giai đoạn 3: Tế bào u phổi đã lan sang thành ngực, cơ hoành, mạch máu, bạch huyết trung thất và một số cơ quan lân cận. Với giai đoạn này, người bệnh chỉ có cơ hội 5-15% tiếp tục sống qua 5 năm.

- Giai đoạn 4: Lúc này các tế bào khối u đã lan sang bộ phận ở xa phổi. Đa số người bệnh không thể sống quá 5 năm. Thời gian sống trung bình còn lại khoảng từ 3-8 tháng.

>>> Xem thêm: U phổi ác tính có nguy hiểm không? Đọc ngay để biết!

Chữa bệnh u phổi như thế nào?

Tùy thuộc vào loại u phổi, giai đoạn tiến triển, thể trạng của người bệnh,… mà bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể:

- Theo y học hiện đại: Phương pháp điều trị u phổi hiện nay chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch,… hoặc kết hợp các phương pháp với nhau.

- Theo đông y: Có thể được áp dụng tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Thông thường, Đông y là phương án hỗ trợ, góp phần nâng cao thể chất cho cơ thể, đặc biệt là giai đoạn hồi phục sau mỗi đợt điều trị. Đặc biệt khi mắc u phổi giai đoạn muộn, nhiều người có xu hướng lựa chọn phương pháp này với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. 

- Sử dụng Đông Tây y kết hợp: Việc phối hợp phương pháp Tây y và sử dụng thảo dược thiên nhiên cũng như hoạt chất sinh học có trong các loại thảo dược sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bởi nó phát huy được điểm mạnh của cả hai phương pháp và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ.  

Bị u phổi có đau không?

U phổi là căn bệnh phát triển âm thầm. Vào giai đoạn đầu ít gây cảm giác đau và người bệnh thường có một số những biểu hiện thoáng qua như đau ngực, đau dọc bả vai hai bên. Càng về những giai đoạn sau, người bệnh sẽ đau nhiều hơn, ho ra máu, người xanh xao, mệt mỏi,…

Ngoài những cơn đau do khối u chèn ép vào các cơ quan, trong quá trình điều trị, người bệnh còn phải đối mặt với đau đớn do phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

U phổi nên và không nên ăn gì?

Dinh dưỡng vốn rất quan trọng với tất cả mọi người. Với người bình thường, dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, tạo sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch chống đỡ với bệnh tật. Với người bị u phổi, dinh dưỡng lại càng quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. 

Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch, hỗ trợ người bệnh vượt qua sự mệt mỏi của mỗi lần điều trị cũng như chuẩn bị cho những đợt điều trị tiếp theo.

Một số lưu ý trong chế độ ăn của người bị u phổi:

- Tăng cường bổ sung những thực phẩm dễ tiêu hóa.

- Giữa hoặc sau mỗi đợt điều trị, nên bổ sung thêm những món ăn dân gian có tác dụng bồi bổ cơ thể tốt nhất.

- Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, nên ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ.

- Người bị u phổi nên tránh những món ăn dễ gây kích ứng hay khó tiêu hóa, không nên ăn mặn, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn chứa nhiều chất béo động vật.

- Đặc biệt, người bị u phổi phải bỏ hút thuốc lá cũng như tránh xa môi trường chứa khói thuốc.

>>> Xem thêm: Những thực phẩm người u phổi nên ăn để cải thiện tình trạng bệnh!

Phòng ngừa tái phát u phổi như thế nào cho hiệu quả?

U phổi nhìn chung là căn bệnh rất nguy hiểm, khó chữa trị và rất dễ tái phát, đặc biệt là khi người mắc không xây dựng lối sống tích và thăm khám thường xuyên. 

Phòng ngừa tái phát u phổi như thế nào cho hiệu quả?

Phòng ngừa tái phát u phổi như thế nào cho hiệu quả?

Tổng đài

Tinh thần tích cực, dinh dưỡng hài hòa và tập luyện cân bằng là ba yếu tố quan trọng nhất giúp giảm nguy cơ tái phát u phổi. Cụ thể:

- Tinh thần tích cực: Theo Đông y, tinh thần chính là chính khí. Với một tinh thần lạc quan nhất, tâm lý thoải mái ổn định thì người bệnh đã chiến thắng được hơn nửa với tử thần. Khi nội tâm vững vàng, tinh thần tích cực còn giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể.

- Dinh dưỡng hài hòa: Dinh dưỡng giúp cấu thành nên cơ thể sống. Vì vậy, muốn cơ thể khỏe mạnh và có sức chống đỡ với bệnh tật, người bệnh cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. 

- Tập luyện cân bằng: Thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tạo điều kiện nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tật. Do đó, người bệnh sau khi điều trị có thể tập luyện ở mức độ phù hợp, vừa phải để giảm nguy cơ tái phát u phổi.

>>> Xem thêm: Bật mí cách phòng ngừa u phổi an toàn, hiệu quả. Đọc ngay!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung – Hướng đi mới trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u phổi

Hiện nay, bên cạnh những phương pháp điều trị Tây y, nhiều người mong muốn tìm đến sản phẩm thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u phổi hiệu quả. Trước những nhu cầu cấp thiết đó, các chuyên gia đã dày công nghiên cứu và tìm ra nhiều hoạt chất sinh học có trong thảo dược tự nhiên đáp ứng được nhiều mục tiêu điều trị bệnh. Tiêu biểu trong số đó là Lunasin - chiết xuất từ đậu tương.

Phát hiện này đã đem đến nhiều hy vọng mới cho người mắc khối u, trong đó có u phổi. Đặc biệt, hoạt chất đã được chứng minh chi tiết trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và được chuyển giao công nghệ để sản xuất và bào chế tại Việt Nam. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong đậu nành nhưng Lunasin được biết đến với vai trò to lớn giúp ức chế quá trình phân chia tế bào thông qua việc gắn kết với các protein đặc hiệu của nhiễm sắc thể. 

Hiện nay, nguyên liệu này kết hợp với nhiều thảo dược quý khác đã được bào chế dưới dạng viên nén mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung. Thành phần chính của sản phẩm là Lunatumo (Hỗn hợp của Soy protein chứa Lunasin, Cao Khổ sâm bắc và chiết xuất Thyme - Cỏ xạ hương)

Như vậy, ngoài Lunasin sản phẩm còn chứa Cao Khổ sâm bắc và chiết xuất Thyme - Cỏ xạ hương cũng có tác dụng ngăn chặn sự biến đổi tế bào và ức chế sự phát triển của khối u phổi trong cơ thể. Đồng thời, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung còn bao gồm nhiều loại thảo dược quý khác như: Cao Quả khế, Cao Bán chi liên, Cao Hoàng kỳ, Cao Bồ công anh, Cao Mạch chủ, Cao Cọ xẻ. Những thành phần này đều có tác dụng làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các khối u, đặc biệt là u phổi. Bên cạnh đó, sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng u phổi như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều; hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ, tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. 

Do vậy, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung là lựa chọn hữu hiệu dành cho những trường hợp mắc u phổi trước, trong và sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được sử dụng với tác dụng phòng ngừa ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc u phổi cao như: Người hút thuốc lá nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm, người sống trong gia đình có tiền sử bị u phổi.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Sản phẩm có sử dụng nguyên liệu Soy protein chứa Lunasin thuộc dự án chuyển giao công nghệ DA17/09 của Bộ Y Tế.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý u phổi. Để cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung mỗi ngày, bạn nhé!

Chuyên gia tư vấn

Các chuyên gia cho biết, u phổi có chữa được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại khối u mắc phải, giai đoạn phát hiện và sức khỏe toàn trạng của người bệnh. Có 2 xu hướng điều trị u phổi phổ biến nhất là Tây y và sử dụng các thảo dược tự nhiên theo Đông y. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi những tư vấn đến từ chuyên gia Phan Văn Dân qua nội dung video dưới đây:


Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bệnh u phổi và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006302 hoặc hotline (zalo/ viber): 0916751651/ 0916767653.

Trà My

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh