Xét nghiệm ung thư phổi bao gồm các phương pháp điển hình như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, sinh thiết tế bào mô phổi, tế bào đờm,... giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách thực hiện các xét nghiệm ung thư phổi trong bài viết sau!
Các phương pháp xét nghiệm ung thư phổi
Để sàng lọc ung thư phổi, bên cạnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng bác sĩ cần có các kết quả xét nghiệm ung thư phổi sau:
Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh thường được chỉ định bao gồm:
Chụp X-quang phổi
Chụp X-quang là phương pháp không gây đau đớn, có thể nhìn được khối u rộng có kích thước trên 1cm. Các khối u nhỏ hơn có thể không hiển thị trên hình ảnh X-quang ung thư phổi hoặc bị che lấp bởi các cơ quan khác.
Đối với chụp X quang phổi, thường được thực hiện 2 lần. Lần đầu là phim chụp thẳng, bạn đứng tựa ngực vào phim và hình ảnh được chụp từ phía sau. Lần sau là chụp nghiêng, bạn giơ tay lên đầu hoặc ra phía trước, tựa vai vào phim và hình ảnh được chụp từ một phía bên trái hoặc phải.
Chụp X - quang phổi giúp chẩn đoán ung thư phổi
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Phương pháp này sẽ cho ra chi tiết hình ảnh cắt ngang của cơ thể. Thay vì chụp 1 hoặc 2 hình ảnh như chụp X-quang thông thường, máy quét CT sẽ chụp nhiều hình ảnh và sau đó kết hợp chúng để hiển thị hình ảnh phổi của bạn.
Chụp CT có khả năng nhìn thấy khối u phổi kích thước nhỏ cao hơn chụp X-quang thông thường và có thể giúp tìm ra các hạch bạch huyết đã bị lây lan.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ MRI cũng cho thấy hình ảnh chi tiết của các mô mềm trong cơ thể nhưng sử dụng sóng vô tuyến và nam châm mạnh thay vì tia X. Chụp cộng hưởng từ thường được sử dụng để nhận định khả năng lây lan của ung thư phổi đến não hoặc tủy sống.
Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
Để thực hiện chụp PET, bạn sẽ được tiêm một dạng đường phóng xạ nhẹ vào máu, thường kết hợp cùng chụp CT. Chụp PET/CT được sử dụng khi:
- Bác sĩ cho rằng ung thư có thể đã di căn nhưng không biết ở cơ quan nào.
- Mặc dù hữu ích trong chẩn đoán ung thư phổi, nhưng vai trò của phương pháp này trong việc kiểm tra xem liệu pháp điều trị có hiệu quả hay không vẫn chưa được chứng minh. Do đó, thường bác sĩ sẽ không chỉ định chụp PET/CT để theo dõi định kỳ người bệnh sau điều trị ung thư phổi.
Chụp PET giúp cải thiện ung thư phổi
Xét nghiệm tế bào đờm
Bác sĩ tiến hành soi mẫu đờm để xem có tế bào ung thư hay không. Thông thường, bạn sẽ được lấy mẫu vào sáng sớm 3 ngày liên tiếp. Xét nghiệm này có nhiều khả năng giúp tìm ra các bệnh ung thư bắt đầu từ đường dẫn khí chính của phổi.
Nội soi
Nếu nghi ngờ mắc ung thư phổi, người bệnh có thể được chỉ định nội soi các cơ quan sau:
Nội soi lồng ngực
Nếu chất lỏng tích tụ xung quanh phổi gây tràn dịch màng phổi, bác sĩ có thể lấy một phần chất lỏng để tìm xem có tế bào ung thư lan đến màng phổi không. Để thực hiện nội soi lồng ngực, người bệnh cần được gây tê sau đó bác sĩ sẽ đưa cây kim rỗng vào giữa các khoang xương sườn để dẫn lưu chất lỏng. Chất lỏng được đem vào phòng thí nghiệm để tìm tế bào ung thư.
Nội soi phế quản
Nội soi phế quản có thể giúp bác sĩ nhìn thấy khối u hoặc phát hiện tắc nghẽn trong đường dẫn khí lớn của phổi.
Sinh thiết
Sinh thiết là phương pháp giúp xác định loại ung thư và mức độ nguy hiểm của bệnh. Các phương pháp sinh thiết có thể được sử dụng đó là:
Sinh thiết kim
Bác sĩ sử dụng một cây kim rỗng để lấy mẫu nhỏ ở khu vực nghi ngờ. Ưu điểm của phương pháp này là không cần mổ. Tuy nhiên, hạn chế là lượng mô lấy được ít có thể không đủ để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Sinh thiết lõi
Bác sĩ sử dụng cây kim lớn hơn để lấy mẫu mô phổi. Do đó, phương pháp này có thể đem lại kết quả chính xác cao hơn.
Sinh thiết kim xuyên lồng ngực
Nếu khối u nghi ngờ nằm ở phần ngoài của phổi, kim sinh thiết có thể được đưa qua da trên thành ngực.
Thủ thuật này tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm do không khí có thể xâm nhập từ vị trí sinh thiết vào không gian giữa phổi và thành ngực gây tràn khí màng phổi. Tình trạng này có thể làm xẹp một phần phổi dẫn đến khó thở.
Sinh thiết giúp chẩn đoán ung thư phổi
Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
Trong một số trường hợp, đặc biệt là đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC), các bác sĩ có thể kiểm tra những thay đổi gen cụ thể trong tế bào ung thư bằng các xét nghiệm:
- Xét nghiệm yếu tố gen KRAS chiếm khoảng 20-25% NSCLC.
- Xét nghiệm yếu tố gen EGFR chiếm khoảng 10-20% NSCLC.
- Xét nghiệm yếu tố gen ROS1 chiếm khoảng 1-2% NSCLC.
- Xét nghiệm yếu tố gen BRAF chiếm khoảng 5% NSCLC.
- Một tỷ lệ nhỏ NSCLC có những thay đổi trong gen RET, MET.
Các xét nghiệm phân tử này có thể được thực hiện trên mô lấy trong quá trình sinh thiết hoặc phẫu thuật ung thư phổi. Nếu mẫu sinh thiết quá nhỏ và không thể thực hiện được tất cả các xét nghiệm phân tử trên thì bác sĩ có thể sử dụng máu từ tĩnh mạch.
>>> Xem thêm: Ung thư phổi giai đoạn 4 có chữa được không?
Đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm ung thư phổi?
Những đối tượng sau cần tiến hành thực hiện kiểm tra ung thư phổi:
- Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc có thói quen hút thuốc lá trong nhiều năm.
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi.
- Những người sống ở nơi có nhiều người mắc ung thư phổi.
- Người ở độ tuổi trên 40.
- Người sống và làm việc ở môi trường độc hại, ô nhiễm nhiều khói bụi, hóa chất, phóng xạ,...
Xét nghiệm ung thư phổi ở đâu?
Dưới đây là một số địa chỉ uy tín bạn có thể tham khảo để thực hiện các xét nghiệm ung thư phổi:
- Bệnh viện K.
- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai.
- Bệnh viện Phổi Trung ương.
- Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Tùy từng cơ sở khám bệnh và từng trường hợp mà chi phí xét nghiệm ung thư phổi sẽ khác nhau. Nếu thực hiện đầy đủ thì chi phí dao động từ 2.000.000 - 5.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu phải sử dụng thêm các xét nghiệm khác thì chi phí có thể sẽ cao hơn.
Bệnh viện K giúp chẩn đoán ung thư phổi
>>> Xem thêm: Sữa dành cho người ung thư phổi và lưu ý khi sử dụng
Tumolung - Giải pháp từ thảo dược tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi
Bên cạnh phương pháp xét nghiệm ung thư phổi, ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra những biện pháp mới, nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, nâng cao hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Nổi bật trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung hỗ trợ cải thiện ung thư phổi
Thành phần chính của sản phẩm Tumolung là Lunatumo bao gồm soy protein chứa lunasin - đây là nguyên liệu thuộc dự án chuyển giao công nghệ DA17/09 của Bộ Y tế. Năm 1996, lunasin được phát hiện và nghiên cứu tại một trường Đại học của Mỹ.
Sau khi uống, lunasin có khả năng xâm nhập vào nhân tế bào ở dạng có hoạt tính, giúp hỗ trợ ức chế sự nhân lên và phân chia của tế bào ung thư. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, làm giảm tổn thương tế bào lành.
Tại hội thảo ở Bệnh viện K Tân Triều, Hà Nội tháng 12/2019, các chuyên gia đã công bố đề tài nghiên cứu về hoạt chất lunasin chiết xuất từ soy protein trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi.
Bên cạnh thành phần lunasin, sản phẩm còn bao gồm một số thảo dược quý khác như cao khổ sâm bắc, chiết xuất thyme - cỏ xạ hương, cao quả khế, cao bán chi liên, cao hoàng kỳ, cao bồ công anh, cao mạch chủ, cao cọ xẻ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nhẹ các triệu chứng ho, đờm, tức ngực, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Xét nghiệm ung thư phổi giúp phát hiện sớm bệnh và đánh giá mức độ tiến triển của khối u trong cơ thể. Bên cạnh đó, hãy chú ý thực hiện lối sống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn nhé!
Để được tư vấn nhanh nhất về xét nghiệm ung thư phổi và đặt mua sản phẩm Tumolung chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ HOTLINE (zalo/ viber): 0917214851 - 0975284017 hay để lại bình luận bên dưới, chuyên gia sẽ tư vấn tận tình cho bạn.