Tầm soát ung thư phổi là biện pháp được các chuyên gia khuyến khích thực hiện để phát hiện sớm bệnh. Dựa vào các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định bạn có mắc ung thư phổi hay không hoặc nguy cơ bệnh tiềm ẩn như thế nào. Cùng tìm kỹ hơn về tầm soát ung thư phổi trong bài viết sau đây!
Tầm soát ung thư phổi là gì?
Tầm soát ung thư phổi là quá trình phát hiện tế bào ung thư ở những người chưa xuất hiện triệu chứng nhưng có nguy cơ cao mắc bệnh. Lợi ích chính của việc tầm soát ung thư phổi là làm giảm nguy cơ tử vong do căn bệnh nguy hiểm này.
Thống kê cho thấy, tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện 80% ung thư phổi ở giai đoạn đầu, khi đó việc điều trị có thể đem lại hiệu quả tốt hơn.
Tầm soát ung thư phổi giúp phát hiện bệnh sớm
Tại sao cần tiến hành tầm soát ung thư phổi?
Tầm soát ung thư phổi nhằm mục đích phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Khi đó, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị sẽ cao hơn và ít có khả năng tiến triển nghiêm trọng hoặc tử vong.
Việc sàng lọc ung thư phổi được xem như một biện pháp hỗ trợ cho các phương pháp khác để giảm gánh nặng do bệnh tật, nâng cao khả năng chữa khỏi và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hiện nay, ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở cả nam và nữ, chiếm gần 25% tổng số ca tử vong do bệnh ung thư. Mỗi năm, số người tử vong vì ung thư phổi nhiều hơn so với tổng số ung thư ruột, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại.
Đặc biệt, tỷ lệ tử vong rất cao nếu phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn cuối nhưng thấp hơn nhiều ở các giai đoạn trước. Cụ thể, nghiên cứu năm 2007 cho thấy, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư phổi giai đoạn 4 và 1A lần lượt là 1 - 49%.
Tiến hành tầm soát ung thư phổi để nâng cao hiệu quả điều trị và tuổi thọ cho người bệnh
Đối tượng nên tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi thường áp dụng cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao, bao gồm:
- Người lớn tuổi đã và đang hút thuốc: Tầm soát ung thư phổi thường được áp dụng cho những người đang hút thuốc lá và từng hút thuốc từ 50 tuổi trở lên.
- Những người đã hút thuốc thường xuyên trong nhiều năm: Nên xem xét việc tầm soát ung thư phổi nếu có tiền sử hút thuốc trong 20 năm hoặc lâu hơn. Số năm hút thuốc được tính bằng cách nhân số gói thuốc lá hút một ngày với số năm đã hút.
Ví dụ: Một người có tiền sử hút thuốc 20 năm có thể đã hút 1 gói/ngày trong 20 năm, 2 gói/ngày trong 10 năm hoặc 1/2 gói/ngày trong 40 năm.
- Những người đã từng hút thuốc nhiều nhưng hiện đã bỏ: Nếu bạn là người từng nghiện thuốc lá nặng trong một thời gian dài và đã bỏ hút thuốc trong 15 năm qua thì vẫn nên cân nhắc việc thực hiện tầm soát ung thư phổi.
- Người có sức khỏe toàn trạng ổn định: Nếu bạn có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ không chỉ định tầm soát ung thư phổi bởi có nhiều khả năng sẽ gặp biến chứng từ các xét nghiệm.
Thông thường không nên sàng lọc cho những người có chức năng phổi kém hoặc các tình trạng nghiêm trọng khác gây khó khăn cho việc phẫu thuật. Cụ thể như những trường hợp sau: Người phải thở máy oxy liên tục, bị sụt cân không rõ nguyên nhân, ho ra máu hoặc mới chụp CT ngực.
- Người có tiền sử mắc ung thư phổi: Nếu bạn đã được chẩn đoán và điều trị ung thư phổi cách đây hơn 5 năm thì cũng nên cân nhắc việc tầm soát ung thư phổi.
- Những người có các yếu tố nguy cơ bị ung thư phổi khác: Những người có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư phổi như người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), người có tiền sử gia đình bị ung thư phổi hay người đã tiếp xúc với amiăng tại nơi làm việc nên được tiến hành tầm soát ung thư phổi định kỳ.
Người thường xuyên tiếp xúc với amiăng nên tầm soát ung thư phổi
Những trường hợp có thể ngừng tầm soát ung thư phổi đó là:
- Tình trạng sức khỏe kém không thể tiếp nhận điều trị nếu khám sàng lọc phát hiện mắc ung thư phổi.
- Đã hơn 15 năm chưa hút thuốc.
- Hơn 80 tuổi.
>>> XEM THÊM: Giá tầm soát ung thư phổi là bao nhiêu và những ai nên thực hiện?
Tầm soát ung thư phổi bằng cách nào?
Dưới đây là những danh mục cần thực hiện khi bạn tiến hành tầm soát ung thư phổi:
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ đánh giá sơ bộ tình trạng của người bệnh. Việc chẩn đoán dựa vào những thông tin người bệnh kể hay bác sĩ quan sát được bằng các giác quan như: Nghe, sờ, gõ,…
Xét nghiệm
Sau khi thực hiện khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác nhất. Các xét nghiệm cơ bản để xác định tình trạng sức khỏe đó là:
- Xét nghiệm công thức máu toàn phần.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm sinh hóa máu.
- Xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đờm.
Hiện tại, y học hiện đại rất phát triển. Vì vậy, việc phát hiện ung thư phổi sớm không còn là vấn đề quá phức tạp. Nếu áp dụng phương pháp tầm soát ung thư phổi, bệnh có thể được phát hiện từ 6 tháng đến 1 năm trước khi biểu hiện thành các triệu chứng.
Các chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện đó là:
- Siêu âm.
- Nội soi phế quản.
- Chụp CT Scan ngực.
- Chụp X-quang.
Chụp X-quang giúp hỗ trợ tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi ở đâu?
Hiện nay, ở hầu hết các bệnh viện tại Hà Nội có chuyên khoa Ung bướu đều thực hiện tầm soát ung thư phổi. Một số bệnh viện được người dân đánh giá cao và ưu tiên lựa chọn thực hiện tầm soát ung thư phổi đó là:
Bệnh viện K
Địa chỉ thực hiện tầm soát:
- Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội và số 9A-9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
- Cơ sở 3: Cơ sở Tân Triều, số 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội
Địa chỉ thực hiện tầm soát:
Khoa Khám bệnh - số 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ khám tầm soát: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
Tầm soát ung thư phổi tiềm ẩn nguy cơ gì?
Bên cạnh lợi ích, việc tầm soát ung thư phổi có thể mang đến những rủi ro sau đây:
- Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi có thể đưa ra kết quả chẩn đoán một người bị ung thư phổi khi họ không mắc bệnh. Đây được gọi là kết quả dương tính giả. Kết quả dương tính giả có thể dẫn đến các xét nghiệm và phẫu thuật tiếp theo không cần thiết, đồng thời gây ra nhiều rủi ro hơn.
- Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi có thể phát hiện ra tình trạng bệnh nhưng chưa gây ảnh hưởng gì đến người mắc. Đây được gọi là chẩn đoán quá mức, dẫn đến việc điều trị không cần thiết.
- Bức xạ từ các xét nghiệm chụp CT Scan ngực liều thấp lặp đi lặp lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư ở những người khỏe mạnh.
Đó là lý do tại sao việc tầm soát ung thư phổi chỉ được khuyến khích cho những người trưởng thành có nguy cơ cao mắc bệnh do tiền sử gia đình, tuổi tác và thói quen hút thuốc lá.
Tầm soát ung thư phổi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro
>>> XEM THÊM: Người thường xuyên hút thuốc lá có nên tầm soát u phổi?
Bao lâu nên thực hiện lại tầm soát ung thư phổi?
Chu kỳ tầm soát ung thư phổi sẽ phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán của lần đầu tiên. Cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Không phát hiện nốt nào hoặc kích thước nốt dưới 4mm nên tầm soát 1 lần/năm.
- Trường hợp 2: Nốt đặc; kích thước từ 4,1-6mm hoặc không phải nốt đặc kích thước 5-10mm nên chụp lại CT Scan ngực liều thấp sau 6 tháng.
- Trường hợp 3: Một phần nốt đặc kích thước từ 6,1-8mm nên chụp lại CT Scan ngực liều thấp sau 3 tháng.
- Trường hợp 4: Kích thước nốt trên 10mm nên chụp lại CT Scan ngực liều thấp sau 3-6 tháng.
- Trường hợp 5: Kích thước nốt trên 8mm nên xem xét làm PET/CT.
Giải pháp hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho người bị ung thư phổi bằng thảo dược tự nhiên
Bên cạnh thực hiện tầm soát ung thư phổi theo định kỳ, nhiều người bệnh có xu hướng tìm đến sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ mắc bệnh, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung.
Sản phẩm có thành phần chính là Lunatumo (hỗn hợp của soy protein chứa lunasin, cao khổ sâm bắc và chiết xuất thyme - cỏ xạ hương) kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như chiết xuất thyme - cỏ xạ hương, cao bồ công anh, cao khổ sâm bắc, cao mạch chủ,...
Đặc biệt chú ý là thành phần lunasin- hoạt chất chiết xuất từ đậu nành, được phát hiện năm 1996 tại Mỹ. Đặc biệt, vào tháng 12/2019, hội thảo công bố tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi của hoạt chất sinh học lunasin đã được tổ chức tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều.
Lunasin được đánh giá là hoạt chất sinh học đầy tiềm năng trong việc hỗ trợ ức chế sự nhân lên và phân chia của tế bào bất thường, giảm nguy cơ tiến triển và phòng ngừa ung thư phổi. Sản phẩm dùng đường uống nhưng không bị phá hủy bởi các enzym và hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
Tumolung - Giải pháp từ tự nhiên hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi
Bên cạnh đó, Tumolung còn bao gồm các thảo dược quý khác như chiết xuất thyme - cỏ xạ hương, cao bồ công anh, cao khổ sâm bắc, cao mạch chủ có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, giảm nguy cơ tạo gốc tự do, ngăn chặn quá trình tăng sinh tế bào bất thường trong cơ thể.
Chuyên gia đánh giá về sản phẩm Tumolung
Chuyên gia Hoàng Văn Huấn nhận định về tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi của sản phẩm Tumolung trong video sau đây:
Như vậy, tầm soát ung thư phổi là một trong những giải pháp quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị. Bên cạnh thực hiện tầm soát định kỳ, bạn nên tránh xa các yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Mọi thắc mắc về bệnh ung thư phổi và sản phẩm Tumolung xin vui lòng liên hệ qua (Zalo/ Viber): 0916751651/ 0916767653 để nhận được tư vấn bạn nhé.