Thực đơn cho người ung thư phổi nên bổ sung các thực phẩm như trái cây, rau xanh,... hạn chế thức ăn mặn, đồ chế biến sẵn,... để tăng cường sức khỏe của phổi và tránh các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Cùng theo dõi bài viết sau để lên thực đơn cho người ung thư phổi đơn giản nhưng chất lượng bạn nhé!

Tại sao người bị ung thư phổi nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh?

Chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng, chế độ ăn uống sẽ giúp chữa khỏi hoặc chống lại bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau xanh, protein và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp người bệnh nâng cao thể trạng, tăng khả năng chống đỡ trong quá trình điều trị bệnh.

Thực tế, nhiều người bệnh ung thư phổi phải “vật lộn” với các tác dụng phụ từ phương pháp điều trị hiện đại như buồn nôn, nôn, chán ăn, thay đổi khẩu vị. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh chế độ ăn uống nhằm duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát các tác dụng phụ và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị ung thư phổi

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị ung thư phổi

Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người bệnh trong các giai đoạn mắc ung thư phổi là khác nhau. Vấn đề này còn dựa vào kế hoạch điều trị, các tác dụng phụ, chiều cao, cân nặng hiện tại và bệnh lý mắc kèm. Dưới đây là một số mục tiêu dinh dưỡng cần ghi nhớ dành cho người bệnh ung thư phổi:

  • Duy trì cân nặng hợp lý tùy thể trạng từng người bệnh. Ví dụ cần cung cấp đủ calo để tránh giảm cân đối với người gầy và cắt giảm calo ở những người bị thừa cân. 
  • Cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần như protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và nước.
  • Tránh những thực phẩm khiến những tác dụng phụ điều trị ung thư phổi trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt là một số loại thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy, táo bón và loét miệng.

Thực phẩm nên bổ sung trong thực đơn cho người ung thư phổi

Theo chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn cho người bị ung thư phổi nên bổ sung những thực phẩm sau: 

Chất béo lành mạnh

Chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa không chứa cholesterol và thường đến từ các nguồn thực vật. Những chất béo lành mạnh này có thể tham gia kiểm soát huyết áp, giảm viêm và cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp người bệnh ung thư phổi dễ thở hơn.

Một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh đó là: 

  • Quả hạch.
  • Trứng.
  • Dầu ô liu.
  • Quả bơ.

Thực đơn của người bị ung thư phổi nên bổ sung chất béo lành mạnh

Thực đơn của người bị ung thư phổi nên bổ sung chất béo lành mạnh

Protein

Protein giúp cơ thể khỏe mạnh và sản sinh ra các tế bào của hệ miễn dịch. Người bệnh cần bổ sung nguồn protein ít nhất 2 lần/ngày để củng cố và tăng cường các tế bào hô hấp giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nguồn protein có thể lấy từ nguồn các thực phẩm như: 

  • Thịt nạc.
  • Trứng.
  • Đậu.

Carbohydrate phức tạp

Carbohydrate phức hợp có nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu. Người bị ung thư phổi nên hạn chế các loại carbohydrate đơn giản như đường, bánh kẹo vì có thể gây béo phì và tăng huyết áp. Thay vào đó, hãy chọn các loại Carbohydrate phức tạp có trong một số sản phẩm sau để cung cấp chất xơ và năng lượng:

  • Bánh mì nguyên hạt.
  • Mì ống.
  • Sản phẩm tươi.

Trái cây và rau xanh

Trái cây tươi và rau quả chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giữ gìn vóc dáng. Đặc biệt có một số thực phẩm tốt cho sức khỏe của người bị ung thư phổi như:

  • Quả mọng.
  • Dứa.
  • Quả nho.
  • Bông cải xanh.
  • Đậu Hà Lan.
  • Cà chua.

Kali

Kali giúp giảm giữ nước, điều hòa huyết áp và cải thiện hệ tiêu hóa. Vì vậy, người bị ung thư phổi nên bổ sung thực phẩm chứa kali để duy trì chức năng phổi tốt. Nguồn cung cấp kali phổ biến nhất là chuối, ngoài ra có thể tìm thấy trong các sản phẩm khác như: 

  • Chuối.
  • Rau lá xanh.
  • Cà chua.
  • Củ cải.

Dưới đây là tác dụng của một số loại thực phẩm cụ thể tốt cho sức khỏe của phổi mà người bệnh nên tham khảo:

Táo

Táo chứa chất chống oxy hóa quercetin được chứng minh là có thể làm giảm sự suy giảm chức năng phổi và thậm chí còn giúp giảm tổn thương phổi do hút thuốc gây ra. Những người ăn 5 quả táo trở lên mỗi tuần cũng giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.

Táo mang lại nhiều lợi ích cho người bị ung thư phổi

Táo mang lại nhiều lợi ích cho người bị ung thư phổi

Củ cải

Củ cải đường được chứng minh là có lợi cho chức năng phổi, làm giảm huyết áp và tối ưu hóa lượng oxy. Điều này mang lại lợi ích lớn cho người bị khó thở. Củ cải đường còn chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng như magiê và kali giúp tăng cường sức khỏe của phổi.

Quả bí ngô

Bí ngô rất giàu carotenoid, chất này có liên quan đến chức năng của phổi. Carotenoid có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và khiến người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Cà chua

Cà chua là thực phẩm giàu lycopene có khả năng cải thiện chức năng phổi. Bổ sung cà chua trong thực đơn dành cho người ung thư phổi giúp giảm tình trạng suy giảm phổi và viêm đường thở.

Rau lá xanh

Các loại rau xanh như cải ngọt, rau bina và cải xoăn là nguồn cung cấp dồi dào carotenoid, sắt, kali, canxi và vitamin. Những chất dinh dưỡng này có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa giúp giảm viêm phổi và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Thực đơn cho người ung thư phổi cần tránh những gì?

Trong thực đơn của người ung thư phổi, bên cạnh chú ý những thực phẩm cần bổ sung người bệnh nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn thực phẩm có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn. Cụ thể:

Thức ăn mặn

Natri gây giữ nước có thể làm nặng hơn tình trạng khó thở ở người bệnh ung thư phổi. Để giảm lượng natri, hãy cắt giảm gia vị mặn và kiểm tra nhãn trên thực phẩm bạn ăn để đảm bảo không chứa nhiều hơn 300 miligam muối mỗi khẩu phần.

Người bị ung thư phổi không nên ăn mặn

Người bị ung thư phổi không nên ăn mặn

Sản phẩm từ sữa

Sự phân hủy của quá trình tiêu hóa sữa được gọi là casomorphin có thể làm tăng lượng đờm và chất nhầy do cơ thể tạo ra. Điều này khiến người bệnh ung thư phổi tăng cơn ho, thở khò khè và đau nhức khó chịu.

Người bệnh ung thư phổi nên thay thế sữa bởi hạnh nhân, yến mạch hoặc sữa đậu nành hoặc sử dụng một số loại sữa dành cho người ung thư phổi.

Thịt chế biến sẵn

Thịt chế biến sẵn có chứa nitrat để tạo màu và kéo dài thời hạn sử dụng. Thành phần nitrat này được phát hiện có thể dẫn đến tăng nguy cơ tái phát bệnh viêm phổi.

Nước ngọt

Nước ngọt chứa carbon dioxide để tạo gas. Chất này có thể gây đầy hơi và khó thở. Ngoài ra, hàm lượng đường cao trong nước ngọt có thể làm tăng tình trạng viêm và dẫn đến tăng cân, làm trầm trọng thêm các triệu chứng ung thư phổi.

Thực phẩm chiên

Thực phẩm chiên rán như khoai tây chiên có chứa chất béo không lành mạnh gây đầy hơi và khó chịu bằng cách đẩy cơ hoành. Ngoài việc gây khó chịu cho phổi do đầy hơi, sử dụng thực phẩm chiên rán theo thời gian có thể dẫn đến tăng cholesterol và tăng cân. Đối với những người bị ung thư phổi, điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Một số thực phẩm cụ thể không tốt cho sức khỏe của phổi mà người bệnh nên tránh đó là:

Bánh mì trắng

Nên tránh các loại carbohydrate đơn giản như bánh mì trắng vì sẽn khiến phổi phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa. Chuyển những loại carbohydrate đơn giản này sang carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt để cải thiện sức khỏe của phổi.

Khoai tây chiên

Khoai tây chiên chứa nhiều muối và chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe của phổi, tim mạch, huyết áp. Muối trong khoai tây chiên cũng có thể làm tăng khả năng giữ nước, khiến người bệnh ung thư phổi khó thở hơn.

Đồ chiên rán khiến tình trạng khó thở ở người bị ung thư phổi nặng nề hơn

Đồ chiên rán khiến tình trạng khó thở ở người bị ung thư phổi nặng nề hơn

Sô cô la

Sô cô la có chứa caffeine làm cản trở tác dụng của một số thuốc hoặc tăng nhịp tim. Sô cô la cũng chứa nhiều đường và ít chất dinh dưỡng. Vì vậy, chuyên gia dinh dưỡng nhận định đây là lựa chọn không tốt cho những người bị ung thư phổi.

Bia, rượu

Sử dụng nhiều bia, rượu có thể làm tăng tình trạng viêm ở phổi. Đối với những người có sức khỏe phổi kém, bia là thức uống có gas gây đầy hơi, tăng áp lực cho phổi và khiến người bệnh khó thở.

Hỗ trợ nâng cao sức khỏe cho người ung thư phổi bằng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh chuẩn bị thực đơn khoa học cho người bị ung thư phổi, các nhà khoa học khuyên người bệnh nên kết hợp bổ sung hoạt chất sinh học tự nhiên để hỗ trợ điều trị, cải thiện triệu chứng bệnh an toàn, hiệu quả. 

Nổi bật cho dòng các sản phẩm này hiện nay đó là sự ra đời của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung. Sản phẩm có thể dùng cho người bị ung thư phổi đang thực hiện hóa xạ trị hoặc những người có nguy cơ cao mắc bệnh.

Tumolung chứa thành phần chính Lunatumo với điểm nhấn là sự có mặt của hoạt chất sinh học lunasin. Đây là thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, sau đó được chuyển giao công nghệ chiết xuất về Việt Nam theo dự án DA17/09 của Bộ Y tế. Tháng 12/2019, hội thảo công bố tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi của hoạt chất sinh học lunasin đã được tổ chức tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều.

Tumolung chứa hoạt chất sinh học tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi 

Tumolung chứa hoạt chất sinh học tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi 

Những ưu điểm nổi trội của hoạt chất sinh học này bao gồm:

- Lunasin bền trong môi trường acid, khi được bổ sung theo đường uống, chúng có khả năng phát huy tác dụng tốt.

- Lunasin giúp hỗ trợ ngăn ngừa sự phân chia của tế bào ung thư, hạn chế sự phát triển khối u.

Ngoài ra, sản phẩm Tumolung còn bao gồm nhiều thảo dược quý khác với các công dụng như:

  • Chiết xuất thyme - cỏ xạ hương: Cỏ xạ hương có tác dụng chống viêm, giảm đờm, kháng khuẩn hiệu quả. 
  • Cao khổ sâm bắc: Chứa nhiều alcaloid thuộc nhóm quinolizidin, trong đó chủ yếu là matrine và oxymatrine được chứng minh là có tác dụng chống viêm, kháng u. 
  • Cao quả khế: Thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm và hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng như đau ngực, khó thở, ho ra đờm.
  • Cao hoàng kỳ: Hoàng kỳ có tác dụng làm tăng cường sức đề kháng và đặc biệt có tính gây độc mạnh với các tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
  • Cao bồ công anh: Hoạt chất chiết xuất từ thảo dược này có tên là lupeol đã được nghiên cứu là giúp chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả.

Chia sẻ của người dùng và đánh giá của chuyên gia về sản phẩm Tumolung:

Chia sẻ của Anh Hải (An Giang): “Trước đây, tôi cứ mất ngủ triền miên, chán ăn, mệt mỏi thì giờ thấy ngủ sâu giấc hơn, ăn uống ngon miệng, những triệu chứng như ho, khó thở của bệnh cũng thưa thớt hẳn. Trải qua 15 đợt truyền hóa chất, bác sĩ nói cơ thể tôi đáp ứng tốt với phương pháp điều trị, các hạch xung quanh khối u đã tiêu, khối u ở phổi đã được bác sĩ khống chế”.

Chuyên gia Hoàng Văn Huấn nhận định về tác dụng của Tumolung trong hỗ trợ điều trị ung thư phổi: “Hoạt chất lunasin trong Tumolung đã được nghiên cứu kỹ lưỡng có tác dụng hỗ trợ ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư, giúp bảo vệ tế bào, giảm nguy cơ tăng sinh tế bào bất thường trong cơ thể”.

Chuyên gia Hoàng Văn Huấn đánh giá về tác dụng sản phẩm Tumolung

Chuyên gia Hoàng Văn Huấn đánh giá về tác dụng sản phẩm Tumolung

Bài viết đã cung cấp thông tin về thực đơn cho người ung thư phổi chi tiết và đầy đủ. Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh ung thư phổi hãy nhớ kết hợp bổ sung Tumolung mỗi ngày để nâng cao thể trạng và khả năng chống đỡ với bệnh tật, bạn nhé!

Để được tư vấn cụ thể, tìm kiếm người bạn đồng hành trong quá trình điều trị ung thư phổi hãy liên hệ ngay qua hotline (ZALO/VIBER): 0916.751.651/ 0916.767.653 bạn nhé!