U phổi là căn bệnh không còn hiếm gặp hiện nay. Cùng với sự phát triển của y học rất nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này đã được nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế. Vậy u phổi có chữa được không và có những phương pháp điều trị nào cho căn bệnh này? Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây!

U phổi là gì?

U phổi bắt đầu từ sự phát triển bất thường của tế bào trong phổi, nếu nó có kích thước nhỏ hơn 3cm thường được gọi là nốt phổi, ngược lại với kích thước lớn hơn 3cm thì được gọi là khối u phổi. Mức độ nguy hiểm của bệnh u phổi như thế nào còn phụ thuộc vào tính chất khối u. Nếu là u lành tính đôi khi chỉ cần theo dõi nhưng với u ác tính thì đặc biệt nguy hiểm.

U phổi có chữa được không?

U phổi có chữa được không?

U phổi có chữa được không?

Đối với u phổi lành tính, thể tích khối u không tăng trong một năm, chưa có biến chứng hay bất kì triệu chứng nào ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh thì bác sĩ thường khuyên theo dõi bằng chụp X - quang định kỳ, từ 3 – 6 tháng một lần. Phẫu thuật u phổi thường được chỉ định trong trường hợp có biến chứng chảy máu hoặc khối u chèn ép phế quản lớn gây xẹp phổi.

Với u phổi ác tính thì việc điều trị khó khăn và cho tiên lượng dè dặt hơn rất nhiều. U phổi ác tính có tính chất tiến triển âm thầm, nhanh, rất dễ di căn đến những cơ quan ở xa nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm: Tầm soát u phổi - Giải pháp hiệu quả giúp phát hiện bệnh sớm. Tìm hiểu thêm!

Các phương pháp điều trị u phổi hiện nay là gì?

Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị u phổi. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh theo phương pháp nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, tình hình phát triển và loại u phổi. Một số phương pháp điều trị u phổi đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn, đặc biệt là với những trường hợp được chẩn đoán u phổi ở giai đoạn sớm. Nguyên nhân là bởi khi đó khối u còn nhỏ, chưa di căn, sức khỏe người bệnh chưa bị ảnh hưởng nhiều nên đáp ứng với điều trị khá tốt. Phương pháp phẫu thuật thường được tiến hành để loại bỏ hoàn toàn thùy phổi chứa khối u và bóc hạch.

Sau phẫu thuật, khả năng chữa lành bệnh của người bệnh u phổi là rất cao. Tuy nhiên, ở nước ta, số trường hợp được phát hiện bệnh sớm là rất ít nên phương pháp phẫu thuật thường ít khi được thực hiện và hiệu quả không tốt như kỳ vọng.

 Phẫu thuật điều trị u phổi

Phẫu thuật điều trị u phổi

Tổng đài

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong điều trị u phổi. Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp khối u to nhưng chưa lây lan đến những cơ quan khác. Đây là giải pháp sử dụng các máy chiếu tia năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,...) giúp tiêu diệt tế bào, phá hủy và làm khối u phát triển chậm hơn. Với bệnh nhân bị u phổi ác tính giai đoạn III, không được chỉ định phẫu thuật có thể điều trị hóa xạ trị đồng thời hoặc tuần tự để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

Phương pháp xạ trị có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Các biến chứng sớm xuất hiện sau một vài ngày là: Chán ăn, buồn nôn, đỏ vùng da chiếu xạ, rụng tóc,... Một số biến chứng muộn sẽ xuất hiện sau đó là: Viêm da, đau rát, khô da, sưng tấy da, viêm gan, xơ gan,...

Hóa trị u phổi

Cách điều trị hóa chất chủ yếu được áp dụng cho những bệnh nhân đã bước sang giai đoạn muộn, khi tế bào khối u đã lây lan rộng. Hóa trị giúp tiêu diệt tế bào khối u và ngăn chặn sự di căn của chúng. Ngoài ra, hóa trị cũng được sử dụng kết hợp với một vài liệu pháp khác như phẫu thuật hoặc xạ trị để điều trị u phổi ác tính giai đoạn 4 với mục đích là làm giảm kích thước, tiêu diệt những tế bào khối u còn sót lại trong cơ thể.

Do thuốc được đưa vào cơ thể bệnh nhân theo đường tĩnh mạch nên sẽ gây ảnh hưởng tới một số cơ quan khỏe mạnh khác. Vì vậy, phương pháp điều trị này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Thiếu máu, buồn nôn, nôn ói, cơ thể suy kiệt, thiếu chất, suy giảm miễn dịch, rụng tóc, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,...

Điều trị miễn dịch

Đây là phương pháp giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, có khả năng tiêu diệt các tế bào khối u nhờ việc phát hiện ra các điểm kiểm soát tế bào. Hiện có một số thuốc điều trị miễn dịch như Durvalumab, Pembrolizumab,... Tuy nhiên, giá thành các loại thuốc này thường rất cao.

Một số phương pháp khác

Trong quá trình điều trị, người bị u phổi rất dễ gặp một số biến chứng. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên thực hiện thêm các biện pháp hỗ trợ sau đây để hoàn thành phác đồ điều trị:

- Châm cứu: Sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể để kích thích khí huyết lưu thông, giảm triệu chứng buồn nôn, nôn, đau đớn, căng thẳng, lo lắng,...

- Massage, yoga, ngồi thiền: Giúp cơ thể người bệnh được thư giãn, thoải mái, giảm đau ngực, cổ, lưng và vai gáy, giảm lo âu, căng thẳng,... góp phần nâng cao hiệu quả trị liệu.

- Sử dụng tinh dầu: Mang lại cảm xúc tích cực cho bệnh nhân, giảm một số triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, muộn phiền,... Các loại tinh dầu có thể dùng là tinh dầu bạc hà, hương thảo, hoa nhài,...

Sử dụng tinh dầu hỗ trợ giảm các triệu chứng của u phổi

Sử dụng tinh dầu hỗ trợ giảm các triệu chứng của u phổi

- Sử dụng thảo dược: Kết hợp với các phương pháp điều trị u phổi hiện đại như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để giảm triệu chứng bệnh và tác dụng phụ của phương pháp điều trị Tây y. Một số loại thảo dược đã được biết đến từ lâu với tác dụng hỗ trợ tốt cho người mắc bệnh u phổi đó là: Bán Chi liên, Hoàng kỳ, Bồ Công Anh, Cỏ xạ hương…

>>> Xem thêm: Điều trị bằng phương pháp hóa trị là như thế nào? Đọc ngay!

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung – Bước tiến mới trong hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ mắc u phổi

Như vậy có thể thấy việc điều trị bằng các phương pháp Tây y bên cạnh những ưu điểm thì còn nhiều mặt hại, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Với tế bào u phổi có xu hướng xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di căn đến nội tạng khác thì áp dụng phương pháp phẫu thuật vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Phương pháp hóa xạ trị thì có tác dụng tiêu diệt các tế bào u ác tính nhưng đồng thời cũng tiêu diệt tế bào bình thường. Do vậy, phối hợp phương pháp Tây y và sử dụng thảo dược thiên nhiên cũng như hoạt chất sinh học có trong các loại thảo dược sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bởi nó phát huy được điểm mạnh của cả hai phương pháp và giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ. Trong đó, tiêu biểu là hoạt chất Lunasin có nguồn gốc từ đậu tương. 

Có khoảng gần 100 nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy Lunasin là một hoạt chất tiềm năng giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các loại khối u, trong đó có u phổi.Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ sản xuất Lunasin từ nguyên liệu của Việt Nam là một đề tài cấp nhà nước, đánh dấu bước tiến triển quan trọng trong việc đưa hoạt chất này tham gia vào quá trình hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy Lunasin có những tác dụng gì?

Lunasin là hoạt chất được chiết xuất từ đậu nành. Khi được bổ sung vào cơ thể, Lunasin sẽ có ái lực cực mạnh với quá trình tăng sinh bất thường của tế bào và tham gia ức chế chúng. Do đó, ngoài tác dụng chữa bệnh, hoạt chất này còn phát huy vai trò phòng tránh mắc bệnh và giảm nguy cơ di căn của khối u hiệu quả. Nhờ vậy, Lunasin không chỉ có tác dụng với các trường hợp đã mắc bệnh mà còn có hiệu quả phòng ngừa rất tốt thông qua tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen,…

Dưới công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, Lunasin được kết hợp với nhiều loại thảo dược quý khác tạo nên một công thức chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa u phổi mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung. Sản phẩm có thành phần chính là Lunatumo, bao gồm Soy protein chứa hoạt chất Lunasin. Đây là kết quả thuộc dự án DA17/09 của Bộ Y Tế.

Ngoài nguyên liệu Soy protein chứa Lunasin, sản phẩm còn bao gồm nhiều loại thảo dược quý khác như: Cao Khổ sâm bắc, chiết xuất Thyme - Cỏ xạ hương, Cao Quả Khế, Cao Bán Chi liên, Cao Hoàng kỳ, Cao Bồ Công Anh. Những thành phần này đều có tác dụng làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các khối u, đặc biệt là u phổi, giúp hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng của người bị u phổi như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều. Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ, tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. 

Vậy nên ngoài tác dụng hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả, sản phẩm còn phát huy tác dụng tốt để phòng ngừa trong những trường hợp như: Người hút thuốc lá nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm, người sống trong gia đình có người bị u phổi.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Nếu bạn hoặc người thân đang ở trong tình trạng trên, để cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả bên cạnh phác đồ điều trị của chuyên gia hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung mỗi ngày, bạn nhé!

>>> Xem thêm: Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị u phổi. Đọc ngay để biết!

Chuyên gia tư vấn

Tại Việt Nam, u phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các loại khối u, đặc biệt là u phổi ác tính. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn cùng theo dõi những tư vấn đến từ chuyên gia Phan Văn Dân qua nội dung video dưới đây:


Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến các phương pháp điều trị u phổi và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006302 hoặc hotline (zalo/ viber): 09167516510916767653

Hoàng Nga

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh