Người mắc ung thư phổi thường bị suy kiệt về sức khỏe, chính vì thế dinh dưỡng là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Vậy ung thư phổi kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tăng cường hiệu quả điều trị bệnh? Đây là vấn đề thắc mắc của rất nhiều độc giả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất!
Triệu chứng ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là tình trạng tăng sinh quá mức tế bào mô phổi, chúng nhân lên vô độ, tích tụ lại thành khối và phát triển không hài hòa với tổ chức kế cận. Bệnh thường có ít triệu chứng ở giai đoạn đầu và chỉ biểu hiện rõ rệt khi đã ở giai đoạn muộn. Dưới đây là một số triệu chứng ung thư phổi thường gặp:
Ho liên tục: Hãy cẩn thận nếu bị ho liên tục kèm theo đờm hoặc có biểu hiện sốt. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mạn tính, tràn khí màng phổi hoặc nguy hiểm hơn cả là ung thư phổi, đặc biệt ở những người thường xuyên hút thuốc.
Ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của ung thư phổi
Ho ra máu: Người mắc ung thư phổi có thể ho ra máu, màu đỏ tươi hoặc màu nâu và đi kèm chất nhầy. Đây là một trong những triệu chứng đáng báo động nhất, vì vậy bạn không nên chủ quan khi gặp tình trạng này.
Đau ngực: Những cơn đau ngực có thể là dấu hiệu của bệnh tim và một số vấn đề ở phổi. Do vậy, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì nên theo dõi thường xuyên để có phương án điều trị kịp thời.
Thở khó khăn: Chuyên gia cho biết, đôi khi khó thở là biểu hiện của việc phổi bị quá tải, có quá nhiều không khí bị mắc kẹt trong lồng ngực. Tình trạng này có thể xuất phát do sự phát triển của khối u tại phổi, gây chèn ép các cơ quan khác trong đường thở.
Giảm cân bất thường: Trên thực tế nhiều người mắc ung thư phổi có hiện tượng giảm cân đột ngột. Đây chính là dấu hiệu phổ biến cho thấy cơ thể đang mắc bệnh lý tiềm ẩn, trong đó có ung thư phổi. Bởi điều này chứng tỏ, cơ thể bạn đang phải “gồng mình” lên để thực hiện những hoạt động cơ bản.
>>> Xem thêm: Ung thư phổi di căn đến đâu? Đọc ngay!
Nguyên nhân gây ung thư phổi
Ung thư phổi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường gặp nhất là:
Thuốc lá:Tỷ lệ ung thư phổi tăng lên theo mức độ sử dụng và hít phải khói thuốc lá. Theo đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi gia tăng theo số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút mỗi ngày.
Ô nhiễm không khí: Vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Tình trạng gia tăng nồng độ bụi siêu mịn và suy giảm chất lượng không khí trong thời gian gần đây khiến nguy cơ mắc bệnh về phổi, trong đó có ung thư ngày càng tăng cao.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên làm việc trong các môi trường phóng xạ như uranium, mỏ kền, mỏ cromate cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.
Di truyền: Vấn đề di truyền gia đình có thể gây một số đột biến gen trong cơ thể. Có thể các tế bào này không biểu hiện thành bệnh ở đời trước nhưng đời sau phải chịu thêm những tác nhân vật lý khiến chúng phát triển thành tế bào độc hại, hình thành nên khối u.
Các bệnh phế quản, phổi: Các tổn thương ở phổi nếu không chữa trị dứt điểm và giải quyết triệt để sẽ tạo thành vết thương tích tụ ở phế quản, phổi. Tình trạng này kéo dài là yếu tố tác động gây bệnh ung thư.
>>> Mời bạn đọc xem thêm chuyên gia phân tích về các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư phổi trong nội dung video dưới đây:
Ung thư phổi kiêng ăn gì?
Nhiều người thắc mắc rằng: Ung thư phổi cần kiêng ăn gì? Các chuyên gia nhận định rằng, ung thư phổi cũng giống với nhiều căn bệnh khác, người mắc ngoài việc thực hiện theo các phương pháp điều trị y học thì chế độ dinh dưỡng khoa học cũng rất quan trọng. Thực đơn hàng ngày của người bị ung thư phổi phải được quan tâm một cách đặc biệt. Theo đó, đối với người mắc bệnh ung thư phổi có các biểu hiện như: Ho có đờm, đờm nhiều ở cổ, rêu lưỡi trắng hoặc nhầy nên kiêng ăn một số loại thực phẩm sau:
Đồ hải sản
Ông cha ta thường quan niệm rằng, các loại hải sản chứa rất nhiều chất dinh dưỡng vì thế rất tốt để sử dụng tẩm bổ cho người bị ung thư phổi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hải sản là loại thực phẩm mà người mắc bệnh ung thư phổi không nên ăn. Bởi chúng có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nặng nề hơn. Một số đồ hải sản cần tránh như: Tôm, cua,…
Người bị ung thư phổi không nên ăn hải sản
Thực phẩm hun khói
Theo chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm hun khói như thịt lợn, thịt mỡ, thịt dê, chả lợn nướng,… không tốt cho người mắc ung thư phổi và cả người khỏe mạnh. Bởi khi chế biến bằng cách hun khói, thực phẩm sẽ tiếp xúc trực tiếp với khói bếp dẫn tới bị bám dính nhiều hoạt chất không tốt từ than. Đây chính là tác nhân dẫn đến nhiều bệnh lý đường hô hấp.
Thức ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo
Đây là một trong những loại thức ăn được xếp vào hàng cấm kỵ đối với người mắc bệnh ung thư phổi. Bởi những thực phẩm này không chỉ làm tăng lượng mỡ trong máu mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả điều trị bệnh ung thư phổi. Một số thực phẩm trong nhóm này là: Khoai tây chiên, thịt hộp chế biến sẵn, mì tôm,…
Một số loại thực phẩm khác
Người bị ung thư phổi không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, thực phẩm thô ráp, dưa muối, đồ lạnh trong quá trình điều trị bệnh. Nguyên do là vì chúng dễ gây chướng bụng, đại tiện lỏng hay thậm chí rêu lưỡi trắng.
Đồ ăn cay nóng không tốt cho người bị ung thư phổi
Như vậy, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bị ung thư phổi ăn kiêng gì? Người mắc nên thực hiện đúng và thường xuyên để hạn chế bệnh tiến triển nặng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư phổi. Song song với đó, người bị ung thư phổi phải cung cấp các thực phẩm cần thiết để tăng cường sức đề kháng và giảm nhẹ triệu chứng bệnh, cụ thể chế độ ăn nên bổ sung những thực phẩm như: Trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, chế phẩm từ sữa,… Đặc biệt, chuyên gia khuyên rằng, người bị ung thư phổi nên uống nước trà xanh mỗi ngày giúp tăng cường tác dụng của một số loại thuốc hóa trị được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh.
>>> Xem thêm: Ung thư phổi và các giai đoạn tiến triển của bệnh. Đọc ngay!
Hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ mắc bệnh bằng sản phẩm thảo dược Tumolung
Bên cạnh thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học, chuyên gia khuyên rằng người mắc nên kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa hoạt chất sinh học từ thảo dược để tăng cường hiệu quả điều trị, giảm nhẹ tác dụng phụ của phương pháp tây y. Tiêu biểu trong đó là hoạt chất lunasin – chiết xuất từ đậu tương. Đây được xem là một trong những bước tiến mới trong hỗ trợ điều trị các loại ung thư, bao gồm ung thư phổi. Cụ thể, với cấu trúc đặc hiệu gồm 43 acid amin, khi được bổ sung vào cơ thể, lunasin có khả năng xâm nhập vào nhân tế bào, ức chế quá trình tăng sinh bất thường và sự phân chia của tế bào ung thư. So với thuốc điều trị ung thư phổi hiện đại, ưu điểm của lunasin là có khả năng phát huy tác dụng tốt qua đường uống mà không bị men tiêu hóa phân hủy. Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, lunasin còn giúp hỗ trợ điều trị ung thư phổi thông qua nhiều tác dụng khác, bao gồm: Chống viêm, chống oxy hóa, ức chế gen sinh ung thư. Như vậy, không chỉ có tác dụng với những trường hợp đã mắc bệnh mà hoạt chất này còn có hiệu quả trong phòng bệnh, mang đến cơ hội mới cho những người mắc ung thư phổi.
Sau khi được nhận chuyển giao công nghệ, các nhà khoa học Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm Tumolung với thành phần chính là Lunatumo – có soy protein chứa lunasin. Bên cạnh đó, sản phẩm còn bao gồm một số thảo dược giúp làm tăng hiệu quả điều trị ung thư phổi như: Cao khổ sâm bắc giúp giảm ho, chống ung thư; chiết xuất thyme - cỏ xạ hương giúp chống viêm, thúc đẩy khả năng sống của tế bào; cao quả khế giúp thanh nhiệt, giải độc; cao hoàng kỳ giúp chữa ho, gây độc với tế bào ung thư; cao bồ công anh chứa lupeol đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả,…
Như vậy, sản phẩm Tumolung là công thức toàn diện giúp hỗ trợ những trường hợp mắc ung thư phổi trước, trong và sau khi điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được sử dụng với tác dụng phòng ngừa ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao như: Người hút thuốc lá nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm, gia đình có tiền sử bị ung thư phổi.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung
Sản phẩm có sử dụng nguyên liệu soy protein chứa lunasin thuộc dự án chuyển giao công nghệ DA17/09 của Bộ Y Tế.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi ung thư phổi không nên ăn gì? Bên cạnh đó, để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mắc ung thư phổi hiệu quả hãy kết sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung mỗi ngày, bạn nhé!
Chuyên gia tư vấn
Mời bạn đọc xem thêm chuyên gia tư vấn về chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bị u phổi trong nội dung video dưới đây:
Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến câu hỏi ung thư phổi kiêng ăn gì và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006302 hoặc hotline (zalo/ viber): 0916751651/ 0916767653.
Lan Anh
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh