Các nguyên nhân ung thư phổi bao gồm hút thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại,... bạn không thể chủ quan. Việc tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây ung thư phổi sẽ giúp bạn có biện pháp phòng tránh an toàn, bảo vệ sức khỏe khỏi căn bệnh nguy hiểm này!

Nguyên nhân ung thư phổi thường gặp

Nguyên nhân ung thư phổi được chia thành nhiều nhóm khác nhau, cụ thể: 

Các yếu tố gây ung thư phổi có thể thay đổi

Nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ tăng lên nếu bạn có những yếu tố nguy cơ sau: 

- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu của ung thư phổi. Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi của những người hút thuốc lá cao hơn gấp nhiều lần so với người không hút. Thời gian hút thuốc càng lâu và hút càng nhiều gói trong ngày thì nguy cơ càng cao.

Thuốc lá chứa nhiều chất làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi

Thuốc lá chứa nhiều chất làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi

- Khói thuốc: Trường hợp không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc của người khác cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi. Đây là tác nhân gây ra hơn 7.000 ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm.

- Tiếp xúc với radon: Radon là khí phóng xạ tự nhiên không thể nhìn bằng mắt thường. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), radon là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi ở nước này. Ngoài trời thường có rất ít khí radon và chủ yếu xuất hiện ở trong nhà.

- Tiếp xúc với amiăng: Những người làm việc trong hầm mỏ, nhà máy dệt, nơi sử dụng vật liệu cách nhiệt, nhà máy đóng tàu,... có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn bình thường gấp vài lần vì thường xuyên tiếp xúc amiăng. 

- Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư khác tại nơi làm việc: Một số chất gây ung thư có ở nơi làm việc làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm: Asen, beri, cadimi, silica, vinyl clorua, hợp chất niken, hợp chất crom, sản phẩm than, ete clometyl), khí thải diesel,...

- Bổ sung một số chất trong chế độ ăn uống: Nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc bổ sung beta carotene có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn bình thường. Do đó, những người hút thuốc nên tránh dùng các chất hay thực phẩm bổ sung beta carotene.

- Asen trong nước uống: Nghiên cứu về người dân sống ở các khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ có hàm lượng asen cao trong nước uống dẫn đến nguy cơ mắc ung thư phổi. 

Nguồn nước vượt quá mức asen cho phép làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

Nguồn nước vượt quá mức asen cho phép làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi

>>> XEM THÊM: Cảnh báo những dấu hiệu của ung thư phổi!

Các yếu tố gây ung thư phổi không thể thay đổi

Một số nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi mà người bệnh không thể can thiệp được đó là: 

- Từng xạ trị phổi trước đây: Những người đã từng xạ trị vào vùng ngực do một số bệnh lý khác có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn, đặc biệt là kèm theo cả yếu tố hút thuốc. Thường gặp ở người điều trị bệnh Hodgkin, phụ nữ bị u vú.

- Ô nhiễm không khí: Ở các thành phố, ô nhiễm không khí làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư phổi. Nguy cơ này thấp hơn nhiều so với yếu tố hút thuốc. Ước tính rằng, trên toàn thế giới khoảng 5% tổng số ca tử vong do ung thư phổi xuất phát từ yếu tố ô nhiễm không khí ngoài trời.

- Tiền sử bản thân hoặc gia đình bị bệnh: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, di truyền đóng một vai trò nhất định trong tác nhân gây bệnh ung thư phổi. Nếu bạn hoặc anh, chị, em, bố, mẹ đã từng bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

Các yếu tố chưa được chứng minh rõ ràng đối với nguy cơ gây ung thư phổi

Một số yếu tố có liên quan đến quá trình hình thành bệnh ung thư phổi nhưng chưa được chứng minh rõ ràng bao gồm: 

- Hút cần sa: Nhiều người cho rằng, hút cần sa có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Khi hút cần sa, khói được hít vào rất sâu và giữ lâu trong phổi, tạo cơ hội cho các chất độc hại lắng đọng.

Tuy nhiên, nghiên cứu chứng minh liên hệ giữa cần sa và ung thư phổi chưa được làm rõ. Bởi hầu hết những người hút cần sa thường sẽ hút thuốc lá. Điều này gây khó khăn trong việc xác định cụ thể nguy cơ gia tăng ung thư phổi từ thuốc lá và cần sa là bao nhiêu. 

- Thuốc lá điện tử: Thuốc lá điện tử có chứa nicotine. Tuy nhiên, đây là loại thuốc khá mới và cần phải nghiên cứu thêm để biết những tác động lâu dài đối với nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi.

Mối liên quan giữa ung thư phổi và thuốc lá điện tử chưa rõ ràng

Mối liên quan giữa ung thư phổi và thuốc lá điện tử chưa rõ ràng

- Bột talc: Talc là một khoáng chất ở dạng tự nhiên có thể chứa amiăng. Vài nghiên cứu đã gợi ý rằng những người khai thác bột talc hoặc vận hành các nhà máy bột talc có nguy cơ cao mắc ung thư phổi và một số bệnh hô hấp khác.

Chẩn đoán ung thư phổi bằng cách nào?

Để chẩn đoán ung thư phổi, trước tiên bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng bao gồm: Ho ra máu, khó thở, tức ngực, khàn tiếng,... Khi đã loại trừ các nguyên nhân khác và nghi ngờ mắc ung thư phổi, có thể bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm bao gồm:

  • Chụp CT: Sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang của ngực. 
  • Chụp MRI: Sử dụng sóng vô tuyến và nam châm từ để tạo ra hình ảnh chi tiết của mô mềm. 
  • Chụp PET: Sử dụng fluorodeoxyglucose (FDG) tiêm vào cơ thể để chiếu sáng các tế bào ung thư. 
  • Chụp PET/CT: Kết hợp công nghệ chụp CT và chụp PET để cung cấp hình ảnh chi tiết cho bác sĩ.
  • Sinh thiết: Tùy thuộc vào vị trí nghi ngờ và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ làm sinh thiết bằng kim hoặc nội soi phế quản.
  • Siêu âm nội phế quản (EBUS): Sử dụng đầu dò siêu âm có thể gửi sóng âm thanh đến khắp khoang ngực.
  • Nội soi trung gian: Đưa dụng cụ có ánh sáng gọi là kính trung thất vào để kiểm tra khu vực giữa phổi.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi?

Để phòng ngừa mắc ung thư phổi, bạn nên chú ý những vấn đề sau:

Bổ sung thực phẩm chống ung thư trong chế độ ăn uống

Để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, protein. Cụ thể đó là: Các loại rau họ cải như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh; Nghệ; Trà xanh;...

Chế độ ăn khoa học giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi

Chế độ ăn khoa học giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi

Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc và hóa chất độc hại

Theo nghiên cứu, bỏ thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi từ 30 - 50% sau 10 năm so với người không bỏ thuốc. Bên cạnh đó, bạn cần tránh hít phải khói thuốc thụ động, hạn chế tiếp xúc tối đa với các chất độc hại ở nhà và tại nơi làm việc.

Hạn chế bức xạ vào ngực 

Tránh tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao như tia X, tia gamma và các loại sóng phóng xạ giúp làm giảm nguy cơ biến đổi DNA.

Tập thể dục thường xuyên

Các nghiên cứu cho thấy, hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi từ 20 - 30% đối với nữ giới và 20 - 50% đối với nam giới. Lợi ích mà thói quen này mang đến bao gồm: Tăng cường chức năng phổi, nâng cao miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giảm nguy cơ viêm nhiễm và cải thiện khả năng sửa chữa DNA.

>>> XEM THÊM: Các phương pháp tầm soát ung thư phổi là gì?

Tumolung - Giải pháp từ thảo dược hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ mắc ung thư phổi

Bên cạnh áp dụng những phương pháp phòng ngừa ung thư phổi nêu trên, hiện nay, các nhà khoa học đã ứng dụng thành công việc sử dụng hoạt chất sinh học tự nhiên trong hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Mốc đánh dấu tiêu biểu đó là sự ra đời của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung.

Sản phẩm có thành phần chính là Lunatumo. Đây là hỗn hợp cao khổ sâm bắc, chiết xuất thyme - cỏ xạ hương và soy protein chứa lunasin. Ngoài ra, Tumolung còn kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Cao bán chi liên, cao hoàng kỳ, cao cọ xẻ, cao bồ công anh, cao mạch chủ, cao quả khế.

Tumolung - Hướng đi mới từ tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi

Tumolung - Hướng đi mới từ tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi

Sự xuất hiện của hoạt chất sinh học lunasin chiết xuất từ đậu tương được chuyển giao công nghệ về Việt Nam theo dự án DA17/09 của Bộ Y tế. 

Nghiên cứu năm 2015 tại Hoa Kỳ cho thấy, lunasin hỗ trợ ức chế sự tăng sinh, nhân lên của tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, vào ngày thứ 32 của nghiên cứu, nhóm điều trị bằng lunasin có khối lượng khối u giảm 63% so với nhóm không dùng lunasin. Điều này chứng tỏ lunasin có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ ức chế sự tiến triển của ung thư phổi không tế bào nhỏ. 

Bên cạnh đó, các thảo dược kết hợp trong sản phẩm Tumolung còn có tác dụng tăng cường chống oxy hóa, hỗ trợ giảm nguy cơ viêm nhiễm; Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp giảm nguy cơ mắc các khối u, u phổi; Hỗ trợ tăng hiệu quả của các biện pháp hóa trị, xạ trị do tăng sức đề kháng.

Đánh giá của chuyên gia và cảm nhận người dùng về sản phẩm Tumolung: 

Chuyên gia Hồ Bá Do nhận định: “Lunasin tác động theo các cơ chế chính đó là phòng ngừa mắc bệnh, hỗ trợ ức chế sự tăng sinh tế bào bất thường, hạn chế nguy cơ di căn và tái phát bệnh ung thư”.

Chuyên gia Hồ Bá Do phân tích về tác dụng của sản phẩm Tumolung

Chuyên gia Hồ Bá Do phân tích về tác dụng của sản phẩm Tumolung

Rất nhiều người chia sẻ tình trạng sức khỏe của họ đã cải thiện đáng kể khi sử dụng Tumolung. Tiêu biểu như trường hợp của anh Thắng ở Bắc Ninh: “Sau khi kết thúc hóa trị kết hợp sử dụng Tumolung, tôi thực sự rất bất ngờ vì sức khỏe được cải thiện, bác sĩ nói bệnh đang tiến triển tốt, kích thước khối u đã được thu nhỏ, tình trạng di căn được kiểm soát. Tôi mừng lắm!”.

Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân ung thư phổi khác nhau. Để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng Tumolung mỗi ngày, bạn nhé!

Nếu còn băn khoăn về bệnh ung thư phổi và sản phẩm Tumolung hãy liên hệ đến hotline (zalo/ viber): 0916751651/ 0916767653 để được tư vấn chi tiết hơn.

Link tham khảo:

https://www.cancer.org/cancer/lung-cancer/causes-risks-prevention/risk-factors.html

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/lung-cancer/lung-cancer-diagnosis

https://www.nhs.uk/conditions/lung-cancer/prevention/

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/lung-cancer/lung-cancer-prevention