Hiện nay, với sự phát triển của y học, có nhiều biện pháp điều trị u phổi khác nhau tùy vào từng trường hợp, bao gồm: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị miễn dịch… Trong đó, xạ trị là một phương pháp phổ biến. Vậy cụ thể xạ trị là gì? Tầm quan trọng và những tác dụng phụ của biện pháp này như thế nào? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Xạ trị là gì?

Xạ trị là phương pháp điều trị các khối u ác tính bằng cách sử dụng tia năng lượng cao, chẳng hạn như bức xạ từ tia X để gây ra thiệt hại, tiêu diệt các tế bào khối u ác tính. Bức xạ có thể được thực hiện bên ngoài (xạ trị chùm) hoặc xạ trị nội bộ. Xạ trị là loại hình điều trị đòi hỏi liều lượng cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của nó là tiêu diệt tế bào u ác tính, làm chậm sự phát triển của khối  u, và đảm bảo hạn chế gây tổn hại đến các mô khỏe mạnh lân cận. Theo thống kê, có khoảng 50% bệnh nhân bị u ác tính cần xạ trị trong quá trình điều trị của họ.

Xạ trị là gì?

Xạ trị là gì?

Dưới đây là một sốloại xạ trị hiện nay:

- Xạ trị bên ngoài (Xạ trị chùm): Đây là loại phổ biến nhất của điều trị bức xạ. Trong đó, tia xạ được chiếu tới khu vực khối u ác tính từ máy chiếu xạ ở ngoài cơ thể, thường là máy gia tốc tuyến tính. Xạ trị từ bên ngoài cho phép tiêu diệt u ác tính trên diện rộng và có thể điều trị nhiều vùng cơ thể cùng một lúc (như khối u chính và những hạch bạch huyết lân cận). Mục tiêu phương pháp này hướng đến là các khối u, mà hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các mô khỏe mạnh khác. Xạ trị bên ngoài không làm cho người bệnh bị nhiễm phóng xạ.

- Xạ trị bên trong (Xạ trị nội bộ): Người bệnh được đặt một vật chứa chất phóng xạ vào bên trong khối u hoặc khoang của cơ thể gần với khối u. Phương pháp này cho phép tập trung một liều xạ lớn đến một vùng nhỏ trong cơ thể, thường được sử dụng trong những trường hợp cần liều xạ cao hơn mức chịu đựng của những mô bình thường. Nguồn phóng xạ có thể được đặt tạm thời hoặc lâu dài tùy theo tình trạng bệnh.

Các loại xạ trị khác: Xạ trị toàn thân, xạ trị miễn dịch,…

Tùy vào loại khối u, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh… mà các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.

Vai trò của xạ trị trong điều trị u phổi là gì?

Trong điều trị u phổi, đặc biệt là u phổi ác tính, xạ trị được xem là một trong những phương pháp điều trị chính. Nhưng trong điều trị nhiều loại u khác, xạ trị thường là phương pháp hỗ trợ. Nghĩa là xạ trị sẽ được thực hiện trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn, hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào khối u còn sót lại.

Xạ trị cũng được sử dụng để thu nhỏ khối u phổi, làm giảm áp lực, giảm triệu chứng đau và một số triệu chứng khác của bệnh. Từ đó, cải thiện chất lượng sống cho người mắc.

Đối với u phổi ác tính, xạ trị có thể là phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh u ác tính nói chung sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu như kết hợp điều trị, bao gồm xạ trị với phẫu thuật, hóa trị và liệu pháp miễn dịch.

>>> Xem thêm: U phổi - Căn bệnh đang có tỷ lệ tử vong rất cao hiện nay!

Tác dụng phụ của điều trị u phổi bằng xạ trị là gì?

Trong quá trình xạ trị u phổi, người bệnh có thể sử dụng màng chắn đặc biệt để bảo vệ các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể. Tuy nhiên, một số tế bào khỏe mạnh vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi tia xạ gây một số tác dụng phụ đối với cơ thể. Vùng điều trị khác nhau sẽ có những phản ứng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân xạ trị u phổi là:

Tác dụng phụ cấp tính:

- Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn

Điều trị u phổi bằng xạ trí có nhiều tác dụng phụ

Điều trị u phổi bằng xạ trí có nhiều tác dụng phụ

- Viêm da vùng xạ trị

- Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó

Tác dụng phụ muộn:

- Teo da, hoại tử da vùng xạ trị

- Xơ phổi

Hầu hết tác dụng phụ của xạ trị u phổi sẽ giảm dần và biến mất sau khi kết thúc điều trị, bởi các tế bào bị ảnh hưởng của xạ trị có khả năng hồi phục lại bình thường. Tuy vậy, nếu những tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần báo với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra thêm.

Những lưu ý khi điều trị u phổi bằng xạ trị để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và người nhà

Đối với điều trị u phổi bằng xạ trị bên ngoài, bệnh nhân không bị nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, xạ trị nội bộ có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ, và khi đó, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp an toàn sau:

- Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 18 tuổi không nên đến thăm bệnh nhân điều trị u phổi bằng xạ trị. Bệnh nhân tới thăm nên ngồi cách xa giường, hạn chế tiếp xúc nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Trong khoảng 2 tháng, bệnh nhân không nên ngồi gần hoặc tiếp xúc quá 5 phút với phụ nữ mang thai và trẻ em.

- Với bức xạ trị liệu hệ thống, cần sử dụng biện pháp an toàn trong vài ngày đầu tiên sau khi điều trị. Để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với bức xạ cho những người xung quanh hãy sử dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây: Sử dụng đồ dùng và khăn tắm riêng biệt; uống nhiều nước để thải các chất phóng xạ còn lại ra khỏi cơ thể; tránh quan hệ tình dục; hạn chế tối đa tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ mang thai.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả điều trị u phổi? Đọc ngay!

Hỗ trợ điều trị u phổi và giảm các tác dụng phụ của phương pháp xạ trị bằng sản phẩm thảo dược Tumolung

Bên cạnh phương pháp điều trị u phổi bằng xạ trị, để giảm nhẹ các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh và giảm các tác dụng phụ do các phương pháp Tây y, lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn là hãy kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Nổi bật trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung.

Sản phẩm có thành phần chính là Lunatumo (Hỗn hợp của Soy protein chứa Lunasin, Cao Khổ sâm bắc và chiết xuất Thyme - Cỏ xạ hương). Cụ thể, Lunasin là một polypeptide từ đậu tương sau khi được bổ sung vào cơ thể, chúng sẽ có ái lực cực mạnh với quá trình tăng sinh bất thường của tế bào và tham gia ức chế chúng. Nhờ vậy, Lunasin không chỉ có tác dụng với các trường hợp đã mắc bệnh mà còn có hiệu quả phòng bệnh rất tốt thông qua tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen… Lunasin được các chuyên gia nghiên cứu và chứng minh thông qua đề tài nghiên cứu cấp quốc gia và là kết quả chuyển giao thuộc dự án DA17/09 của Bộ Y Tế. Đây được xem là hoạt chất tiềm năng trong hỗ trợ điều trị các loại khối u, trong đó có u phổi.

Ngoài ra, Cao Khổ sâm bắc và chiết xuất Thyme - Cỏ xạ hương cũng có tác dụng ngăn chặn sự biến đổi tế bào vàvức chế sự phát triển của khối u phổi trong cơ thể. Đồng thời, sản phẩm còn bao gồm nhiều loại thảo dược quý khác như: Cao Quả Khế, Cao Bán Chi liên, Cao Hoàng kỳ, Cao Bồ Công Anh. Những thành phần này đều có tác dụng làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các khối u, đặc biệt là u phổi, giúp hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng u phổi như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều. Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ, tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Sản phẩm có sử dụng nguyên liệu Soy protein chứa Lunasin thuộc dự án chuyển giao công nghệ DA17/09 của Bộ Y Tế.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về phương pháp xạ trị trong điều trị u phổi. Bên cạnh các phương pháp điều trị Tây y hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho phổi, bạn nhé!

>>> Xem thêm: U phổi có thể được điều trị bằng những phương pháp nào?

Chuyên gia tư vấn

Xạ trị ung thư phổi là việc dùng các tia X năng lượng cao (photon), tia gamma hoặc các hạt nguyên tử tác động lên các tế bào đang phân chia nhanh chóng và bất thường như tế bào ung thư. Vậy làm cách nào để tăng cường sức khỏe cho người đang xạ trị ung thư phổi? Để có câu trả lời cho vấn đề này, mời các bạn cùng theo dõi những tư vấn đến từ chuyên gia Phan Văn Dân qua nội dung video dưới đây:


Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến phương pháp xạ trị điều trị u phổi và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006302 hoặc hotline (zalo/ viber): 0916751651/ 0916767653.

Yến Linh

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh