Ung thư phổi là bệnh có thể di truyền. Nghĩa là nếu trong gia đình có tiền sử bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh ở thế hệ sau sẽ cao hơn. Lúc này, các thành viên trong gia đình nên nắm rõ những yếu tố nguy cơ gây bệnh để có biện pháp phòng ngừa sớm. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung về bệnh ung thư phổi
Bệnh lý ung thư phổi (u phổi ác tính) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Theo Globocan, năm 2012 có khoảng 1,6 triệu ca tử vong do u phổi ác tính. Trong khi số ca mắc mới căn bệnh này là khoảng 1,8 triệu. Ở Việt Nam, theo thống kê, số ca mới mắc ung thư phổi ngày càng tăng cao và tỷ lệ tử vong do căn bệnh này lên đến 21,8%.
Ung thư phổi là sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào mô phổi. Bệnh mang đặc điểm là tiến triển nhanh, các triệu chứng thường không rõ rệt và có thể di căn đến những cơ quan xa của cơ thể, đe dọa tính mạng của người mắc.
Càng về những giai đoạn cuối của bệnh, người mắc sẽ cảm nhận được rõ ràng hơn các triệu chứng như: Khó thở, tức ngực, ho khạc đờm, chán ăn, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi đang ngày càng gia tăng
Bệnh ung thư phổi có di truyền hay không?
Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy, yếu tố gia đình có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư phổi. Cụ thể về mối quan hệ giữa gen di truyền, môi trường và lối sống chung trong gia đình với bệnh ung thư phổi như sau:
Di truyền và bệnh ung thư phổi
Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong các tác nhân gây ung thư phổi. Bạn có thể thừa hưởng một gen bất thường nào đó dẫn đến ung thư phổi. Đặc biệt, nếu kết hợp với thói quen hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.
Theo kết quả báo cáo thực hiện vào năm 2016, nếu bạn có gen di truyền bất thường thì việc cai thuốc lá có thể giúp giảm 50% nguy cơ mắc ung thư phổi.
Bệnh ung thư phổi có di truyền không là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Một phân tích tổng hợp năm 2017 phát hiện có 22 biến thể di truyền trong 21 gen. Điều này như một bằng chứng về sự góp mặt của yếu tố di truyền trong quá trình hình thành bệnh lý ung thư phổi.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngờ về ảnh hưởng tương đối giữa yếu tố di truyền và hút thuốc (bao gồm hút thuốc chủ động hay bị động) với nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Lối sống, môi trường và bệnh ung thư phổi
Lối sống và môi trường không phải là yếu tố di truyền. Tuy nhiên, bạn có thể bị ảnh hưởng điều này từ các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như khi thấy bố hoặc mẹ hút thuốc, bạn cũng có khả năng hình thành thói quen này.
Thống kê từ Bệnh viện K Trung ương cho thấy, tỷ lệ người mắc ung thư phổi có thói quen hút thuốc lá chiếm tới 96,8%. Đặc biệt, ở nước ta có 15 triệu người hút thuốc thực sự trong khi có đến 40 triệu người phải chịu tác động từ khói thuốc.
Đặc biệt là tại nơi làm việc, khoảng 5 triệu người thường xuyên phải tiếp xúc khói thuốc lá thụ động; 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nếu bạn là người hút thuốc lâu năm thì nguy cơ phát triển ung thư phổi sẽ cao gấp 15-30 lần so với người không hút thuốc. Tuy nhiên, vẫn có 10-20% số người nhận chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi không liên quan đến yếu tố này.
Bệnh ung thư phổi có liên quan đến yếu tố di truyền
>>> XEM THÊM: Nguyên nhân ung thư phổi và cách phòng ngừa.
Các yếu tố nguy cơ khác gây ung thư phổi
Nguy cơ mắc ung thư phổi không chỉ liên quan đến yếu tố di truyền mà còn có thể bị ảnh hưởng bởi những tác nhân sau đây:
- Giới tính, chủng tộc và tiền sử bệnh ở các thành viên gia đình.
- Nữ giới tiền sử tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Người da đen dễ mắc ung thư phổi hơn người da trắng.
- Những người thường xuyên làm việc trong môi trường chứa nhiều chất độc hại như radon, amiăng, khí than đốt, kim loại nặng… có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với bình thường.
Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi sớm?
Các triệu chứng bệnh ung thư phổi không rõ ràng, đặc hiệu. Do vậy, để phát hiện kịp thời bệnh lý nguy hiểm này, chuyên gia khuyên bạn nên đi tầm soát ung thư phổi định kỳ 6 tháng/năm, đặc biệt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Trong quá trình tầm soát ung thư phổi, bạn sẽ được thực hiện phương pháp sau đây:
- Chụp X-quang phổi: Đây là phương pháp sử dụng bức xạ với liều lượng thấp để tạo ra các hình ảnh về phổi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Là phương pháp sử dụng tia X cường độ mạnh giúp nhận diện kích thước, hình dạng và vị trí của ung thư. Bạn có thể được quét vùng ngực và bụng.
Đối với trường hợp đã mắc bệnh, bác sĩ có thể chỉ định chụp một số cơ quan khác như gan hoặc tuyến thượng thận xem ung thư đã lan đến hay chưa.
Để thực hiện chụp CT, bạn sẽ nằm trên một chiếc bàn và được đưa từ từ vào bên trong máy quét. Máy có kích thước lớn, có thể đi khắp cơ thể bạn để chụp ảnh cơ quan phổi ở mọi góc độ.
Quá trình quét chỉ mất vài phút và hoàn toàn không gây đau, không cần sử dụng thuốc an thần. Bạn có thể về nhà hoặc trở lại làm việc sau khi chụp và thực hiện tất cả các hoạt động như bình thường.
Chụp CT hỗ trợ phát hiện sớm bệnh ung thư phổi
Người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi nên làm gì?
Không có cách nào để phòng ngừa ung thư phổi hoàn toàn, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện những lời khuyên sau đây:
- Đừng hút thuốc: Nếu bạn chưa bao giờ hút thuốc, đừng bắt đầu thói quen vô cùng độc hại này.
- Bỏ thuốc lá: Dừng ngay thói quen hút thuốc từ bây giờ.
- Tránh khói thuốc: Nếu bạn sống hoặc làm việc với người hút thuốc, hãy khuyên họ bỏ thuốc lá hoặc đề nghị hút thuốc ở bên ngoài, tránh khu vực có người, lựa chọn loại thuốc không khói.
- Kiểm tra radon tại nhà: Sử dụng các loại máy kiểm tra nồng độ khí radon để có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Hạn chế tiếp xúc các chất gây ung thư tại nơi làm việc: Thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân khỏi tiếp xúc với hóa chất độc hại tại nơi làm việc, tuân thủ quy định bảo hộ lao động.
- Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ trái cây và rau quả: Đây là nguồn thực phẩm giàu vitamin, chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.
- Tập thể dục đều đặn: Hãy duy trì thói quen tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần bộ môn theo sở thích và phù hợp với sức khỏe.
Vận động thường xuyên giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư phổi
Tumolung - Giải pháp từ thiên nhiên hỗ trợ phòng ngừa ung thư phổi
Nếu bạn cũng thuộc những nhóm đối tượng trên thì việc tìm kiếm một giải pháp phòng ngừa bệnh là vấn đề cần được quan tâm sớm. Hiện nay, để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, ngoài việc tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm hỗ trợ bảo vệ cơ thể từ sâu bên trong.
Một trong số những sản phẩm được giới chuyên gia khuyên dùng đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung. Sản phẩm chứa nguyên liệu được chuyển giao theo dự án DA17/09 của Bộ Y tế về Việt Nam có tên lunasin.
Trong sản phẩm, lunasin được kết hợp cùng cao khổ sâm bắc và chiết xuất thyme - cỏ xạ hương để tạo nên thành phần chính Lunatumo. Đây đều là những thành phần đã được nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư phổi an toàn, hiệu quả.
Lunasin chiết xuất từ đậu tương giúp ngăn ngừa ung thư phổi
Cụ thể, lunasin là một polypeptide từ đậu tương được ví như “vệ sĩ” của các tế bào, bởi khi được bổ sung vào cơ thể, chúng sẽ có ái lực cực mạnh với quá trình tăng sinh bất thường của tế bào và tham gia ức chế chúng. Nhờ vậy, lunasin không chỉ có tác dụng với các trường hợp đã mắc bệnh mà còn có hiệu quả phòng bệnh rất tốt thông qua tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen,…
Đặc biệt, trong nghiên cứu về lunasin của trường Đại học Berkeley và Đại học Illinois cho thấy, hoạt chất sinh học này không bị các men tiêu hóa phá hỏng cũng như có thể tồn tại trong huyết tương nên sử dụng đường uống rất tiện lợi. Với những đặc điểm tuyệt vời này, các chuyên gia nhận định rằng, lunasin sẽ mang đến cơ hội mới cho người bệnh ung thư phổi.
Bên cạnh đó, sản phẩm Tumolung còn bao gồm nhiều loại thảo dược quý khác như: Cao quả khế, cao bán chi liên, cao hoàng kỳ, cao bồ công anh, cao mạch chủ,... có tác dụng làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh ung bướu, đặc biệt là ung thư phổi, hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư phổi bằng sản phẩm Tumolung
Sản phẩm Tumolung vừa hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ, vừa tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị hiện đại như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Do vậy, Tumolung là một lựa chọn hữu hiệu dành cho những trường hợp có nguy cơ cao mắc ung thư phổi cao như: Người hút thuốc lá nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm, gia đình có tiền sử mắc ung thư phổi.
Chuyên gia Phan Văn Dân nhận định: “Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, lunasin rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ và phòng chống các loại khối u, bao gồm u phổi”.
Chuyên gia Phan Văn Dân đánh giá về tác dụng sản phẩm Tumolung
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bệnh ung thư phổi có di truyền hay không. Để cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả, hãy thực hiện theo những lời khuyên của chuyên gia đã nêu trong bài viết. Đừng quên kết hợp sử dụng Tumolung mỗi ngày, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bệnh ung thư phổi và sản phẩm Tumolung, xin vui lòng liên hệ: 0916751651/ 0916767653 để được đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn sớm nhất!
Link tham khảo:
https://www.verywellhealth.com/is-lung-cancer-inherited-2248975#:~:text=Although%20smoking%20remains%20the%20predominant,linked%20to%20a%20genetic%20predisposition.
https://www.webmd.com/lung-cancer/guide/is-lung-cancer-genetic