Tùy từng loại u phổi, giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Tuy nhiên, dù là u phổi lành tính hay u phổi ác tính thì người bệnh vẫn cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Vậy chăm sóc người bị u phổi sau điều trị cần lưu ý những gì? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời!

Điều trị u phổi gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Tùy từng phương pháp điều trị u phổi mà người bệnh có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ khác nhau. Cụ thể như:

Phẫu thuật

Các tác dụng phụ thường gặp nhất của phẫu thuật ung thư phổi là tình trạng đau đớn. Tùy thuộc vào loại phẫu thuật, mà người bệnh có thể bị đau ở các mức độ khác nhau. 

Hóa trị

Hóa trị là một phương pháp điều trị phổ biến cho nhiều loại khối u, trong đó có u phổi vì nó có thể tác động ở nhiều bộ phận cơ thể, từ đó ngăn ngừa di căn. Tuy nhiên, hóa trị có thể mang lại một số tác dụng phụ thường gặp như rụng tóc, chán ăn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu,...

Xạ trị

Tác dụng phụ của xạ trị thường xuất hiện khoảng một vài tuần sau khi điều trị u phổi và có xu hướng mất đi khi ngừng điều trị. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm: Mệt mỏi, khó nuốt, ho, tức ngực, sốt và lạnh run, viêm phổi,...

Chăm sóc người bị u phổi sau điều trị cần chú ý những gì?

Quá trình chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị u phổi nói riêng và nhiều bệnh lý khác nói chung. Bởi vậy, cần phải biết cách chăm sóc đúng để người bệnh có cuộc sống tốt, cả trước, trong và sau thời gian điều trị. Cụ thể như sau:

Theo dõi sức khỏe người bệnh

Thường xuyên quan sát, theo dõi những thay đổi của bệnh tình. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho khan hay ho có đờm cần quan sát màu sắc, tính chất của đờm. Kiểm tra tình trạng người bệnh xem có biểu hiện khó thở, ho có đờm lẫn máu, đau ngực, tức ngực hay không? Ngoài ra đặc biệt lưu ý nếu người bệnh có hiện tượng nuốt khó, khàn tiếng, phù vùng đầu, cổ hoặc sụp mí mắt cần báo với bác sĩ ngay.

Theo dõi sức khỏe người bệnh sau điều trị u phổi

Theo dõi sức khỏe người bệnh sau điều trị u phổi

Phòng nhiễm khuẩn

Cần khuyên và hướng dẫn người bệnh không nên đến những nơi ô nhiễm, đồng thời duy trì hệ thống thoáng gió tại phòng bệnh. Làm sạch đường thở bằng các giải pháp như: Vỗ rung lồng ngực, dẫn lưu tư thế hoặc hướng dẫn cách ho có hiệu quả. Theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm khuẩn, đặc biệt là biểu hiện sốt.

Phòng ở của bệnh nhân cần được giữ sạch sẽ, thoáng mát, không có quá nhiều ánh nắng hoặc gió lùa, để tránh cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nên nhắc nhở người bệnh không nên đến nơi có nhiều khói bụi như ngoài đường mà chỉ nên đi lại nơi có không khí trong lành, nhiều cây xanh.

Tăng cường dinh dưỡng

Đối với người mắc bệnh u phổi, cần đảm bảo chế độ ăn giàu đạm, tăng calo, nhiều vitamin. Có thể cho người bệnh ăn làm nhiều bữa, thức ăn lỏng dễ tiêu như: Cháo thịt, súp, sữa, hoa quả... vì ăn uống là một trong những vấn đề quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng, từ đó tăng khả năng chống đỡ với bệnh tật. Những loại thực phẩm được khuyến khích ở người bệnh u phổi đó là những thực phẩm có nhiều protein, vitamin, calo cung cấp năng lượng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Khi bị u phổi, người bệnh nên tích cực bổ sung các loại sữa ít chất béo, cải xanh, cải lá, rau bina, cà chua, trái cây màu tía giàu flavonoids và trà xanh… bởi chúng giúp làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, nên tích cực sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, thức ăn được chế biến mềm, lỏng, vì lúc này, hệ tiêu hoá của bệnh nhân đang có biểu hiện kém dần, không đủ khả năng xử lý những thực phẩm có thành phần phức tạp. Tăng cường protein hơn so với bình thường thông qua các loại thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, trứng… Bệnh nhân cũng cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị hao hụt do thuốc điều trị bệnh và sự thay đổi chuyển hóa trong cơ thể.

Bên cạnh những thực phẩm có tác dụng bổ trợ tốt cho quá trình điều trị, người bị u phổi cần kiêng đồ cay như tiêu, ớt, bột cari, rượu, kiêng đồ ngậy béo như lạc, hồ đào, đồ hun nướng…

Sau điều trị u phổi cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh

Sau điều trị u phổi cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh

Chăm sóc về tinh thần

Người thân và người chăm sóc cần thường xuyên thăm hỏi, động viên an ủi bệnh nhân an tâm điều trị. Quan tâm diễn biến tâm lý và giải thích những thắc mắc của người bệnh để giảm bớt phần nào lo lắng.

Thực hiện một số giải pháp giúp giảm ho, khó thở và triệu chứng đau cho người bệnh

Để giảm khó thở, nên cho người bệnh nằm đầu cao, thở oxy theo y lệnh của bác sĩ. Hướng dẫn người bệnh hít sâu, thở đều bằng mũi, dặn bệnh nhân tập trung chú ý vào hơi thở để có thể dễ thở hơn.

Để giảm đau cần hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái, cụ thể như hướng dẫn đặt tay ôm ngực khi ho. Đồng thời kết hợp cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau theo y lệnh.

Nếu bệnh nhân ho với lượng đờm nhiều, đờm chuyển từ màu trắng hay trắng đục sang màu vàng thì cần trao đổi với bác sĩ để được lấy mẫu đờm gửi đi xét nghiệm.

Người bị u phổi sống được bao lâu?

Tuổi thọ của những người mắc u phổi đã được cải thiện đáng kể trong những năm trở lại đây. Vào giữa những năm 1970, tỉ lệ sống sau 5 năm là khoảng 12,2%. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên 17,3% đối với u phổi ác tính.

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới tiên lượng sống của người bị u phổi là loại u phổi, giai đoạn phát hiện bệnh và phương pháp tiến hành điều trị. Đặc biệt, với u phổi lành tính nếu phát hiện sớm, người bệnh có thể được tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u và trở lại cuộc sống như bình thường.

Ngoài ra, tuổi tác, sức khỏe, mức độ đáp ứng điều trị, mong muốn và tâm lý của người bệnh cũng là những yếu tố quyết định thời gian sống của người mắc u phổi.

>>> Xem thêm: Không nên dùng thực phẩm nào trong chế độ ăn uống của người bị u phổi?

Giảm các triệu chứng và nâng cao hiệu quả điều trị u phổi nhờ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Song song với một chế độ chăm sóc khoa học, hợp lý các chuyên gia khuyên rằng người bị u phổi trước, trong và sau quá trình điều trị nên kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để giảm các triệu chứng đờm, ho, thở khò khè, đau tức ngực, đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ phổi nhằm chống đỡ với bệnh tật, phòng ngừa tái phát. Một trong những kết quả nghiên cứu nổi bật giúp hỗ trợ điều trị các loại u, trong đó có u phổi là phương pháp sử dụng hoạt chất có trong thảo dược thiên nhiên.

Năm 1996, một hoạt chất chiết xuất từ đậu nành có tên Lunasin đã được phát hiện tại một trường đại học của Mỹ bởi tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các loại khối u, trong đó có u phổi. Cụ thể:

Lunasin là một polypeptide có khả năng xâm nhập vào nhân tế bào mà không bị các enzym phân hủy như các thuốc điều trị khối u khác. Do đó, nó hoàn toàn có khả năng phát huy tác dụng tối đa qua đường uống. Sau khi vào cơ thể, Lunasin mang điện tích âm sẽ có ái lực cực mạnh với các protein đặc hiệu của nhiễm sắc thể mang điện tích dương. Khi quá trình tăng sinh bất thường xảy ra, ngay lập tức Lunasin sẽ thực hiện ức chế chúng. Ngoài ra, hoạt chất này còn có nhiều tác dụng ưu việt khác như chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen,… Nhờ vậy, Lunasin không chỉ có tác dụng với các trường hợp đã mắc bệnh mà còn có hiệu quả phòng bệnh và ngăn ngừa khối u di căn hiệu quả.

Dựa trên cơ sở đó, chuyên gia đã nghiên cứu ra sản phẩm thảo dược chứa nguyên liệu này nhằm nâng cao hiệu quả điều trị thông qua tác dụng tăng cường chống oxy hóa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, tăng hiệu quả của các phương pháp hóa trị, xạ trị do tăng sức đề kháng. Nổi bật đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung.

Ngoài Soy protein chứa Lunasin, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung còn bao gồm một số loại thảo dược như:

Cao Khổ sâm bắc và chiết xuất Thyme - Cỏ xạ hương đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về tác dụng chống viêm, giảm nhẹ các triệu chứng ho, đau ngực, khó thở và hạn chế sự phát triển của khối u.

Cao Quả khế: Có vị chua ngọt, tính bình, giúp thanh nhiệt, tiêu viêm, hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của u phổi. 

Cao Hoàng kỳ: Có tác dụng làm tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, chữa ho đờm, dịch chiết của thảo dược này có tác dụng gây độc mạnh với các tế bào ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.

Cao Bồ Công Anh: Có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, giúp giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết. Đặc biệt, Lupeol – một triterpene chiết xuất từ Bồ công anh đã được nghiên cứu là có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư hiệu quả.

Do vậy, Tumolung là một sự lựa chọn hữu hiệu cho những người trước, trong và sau quá trình điều trị u phổi. Ngoài ra, sản phẩm có thể phát huy tác dụng giúp làm giảm nguy cơ mắc u phổi trong các trường hợp như: Người hút thuốc lá, người sống và làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm hoặc sống trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung

Do vậy, bên cạnh các phương pháp chăm sóc người bị u phổi mà bài viết đã nêu, để hỗ trợ điều trị u phổi và giảm nguy cơ mắc bệnh hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tumolung mỗi ngày, bạn nhé!

>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng tốt nhất giúp hỗ trợ điều trị u phổi hiệu quả. Tìm hiểu ngay!

Chuyên gia tư vấn

Những phương pháp điều trị u phổi thường gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe chung của người bệnh. Do đó, người mắc cần bổ sung đủ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, sử dụng thêm các thực phẩm để nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Để được chuyên gia Phan Văn Dân tư vấn chi tiết nhất về chế độ chăm sóc người bị u phổi sau điều trị, mời các bạn cùng theo dõi nội dung video dưới đây:


Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến cách chăm sóc người bị u phổi và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006302 hoặc hotline (zalo/ viber): 0916751651/ 0916767653.

Ngô Ngọc

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh